Các hoạt động thiết thực kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt
23:18, ngày 21-11-2012
TCCSĐT - Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23-11-1922 – 23-11-2012) đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm thiết thực, ý nghĩa.
Đặt tên 2 tuyến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Văn Kiệt
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (23-11-1922 – 23-11-2012) và kỷ niệm 72 năm ngày Nam Kỳ Khởi Nghĩa (23-11-1940 – 23-11-2012), ngày 21-11, UBND tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức lễ đặt tên đường Võ Văn Kiệt cho tuyến đường có chiều dài 5 km tại thành phố Vĩnh Long với điểm đầu giáp với đường Mậu Thân (phường 3 - thành phố Vĩnh Long) và điểm cuối giáp với Quốc lộ 1A (xã Tân Ngãi - thành phố Vĩnh Long). Đây là tuyến đường nằm trong dự án xây dựng, chỉnh trang đường 2-9 nối dài có tổng mức đầu tư trên 28,3 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp trên 23,3 tỷ đồng, gồm nhiều hạng mục như: xây dựng vỉa hè, trồng cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa, lắp đặt đèn trang trí, lắp đặt hệ thống biển báo tín hiệu giao thông. Dự án đưa vào sử dụng góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông đô thị thành phố Vĩnh Long và thể hiện lòng tri ân của của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt - Người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Vĩnh Long và UBND huyện Vũng Liêm tổ chức lễ đặt tên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cho tuyến đường nội ô chính trên địa bàn huyện.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Vĩnh Long và UBND huyện Vũng Liêm tổ chức lễ đặt tên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa cho tuyến đường nội ô chính trên địa bàn huyện.
Đây là tuyến đường 902 đoạn qua địa bàn huyện Vũng Liêm, bắt đầu từ ngã ba An Nhơn (thị trấn Vũng Liêm) đến trường trung học cơ sở Nguyễn Việt Hùng (xã Trung Thành Tây) có tổng chiều dài hơn 3,3 km, mặt đường láng nhựa, có dải phân cách, vỉa hè hai bên rộng 4,45 m; là trục đường chính của thị trấn Vũng Liêm được đầu tư nâng cấp, chỉnh trang với số vốn trên 10,8 tỷ đồng. Việc đặt tên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ ghi nhớ và tôn vinh sự kiện Nam Kỳ Khởi Nghĩa năm 1940 tại huyện Vũng Liêm - một trong những mốc son chói lọi của Đảng bộ và nhân dân huyện Vũng Liêm trong những ngày đầu chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Bác Sáu Dân trong lòng người dân Vĩnh Long”
UBND tỉnh Vĩnh Long xuất bản quyển sách “Bác Sáu Dân trong lòng dân Vĩnh Long”. Cuốn sách bao gồm 90 bài viết xuất sắc được tuyển chọn từ 33.000 bài của các tác giả dự thi “Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt” do tỉnh Vĩnh Long phát động từ ngày 15-3-2012 đến hết ngày 16-7-2012.
Mỗi bài viết được chọn in sách có đề tài khác nhau nhưng điểm nhấn quan trọng nhất là đều bày tỏ được những suy nghĩ, tình cảm, sự ngưỡng mộ, lòng tự hào, sự tri ân thành kính và đặc biệt thể hiện tình cảm thân thương, yêu quý dành cho người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long, đúng như tựa đề của cuốn sách “Bác Sáu Dân trong lòng người dân Vĩnh Long”.
Cuốn sách có nhiều bài viết mang đậm tính báo chí hoặc tác phẩm văn học như “Chú Chín Hòa và ông Ngoại tôi” của Nguyễn Hữu Khánh (Báo Vĩnh Long), “Ánh sáng từ một câu nói đi vào lòng người” của Võ Viết Hưng, “Ấn tượng sâu lắng khó quên” của Đỗ Thị Thạch (Thư viện Vĩnh Long) hoặc “Ông tiên tóc trắng trong lòng tôi” của Lê Quế Minh (Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Bình Minh)… Đồng thời, còn có nhiều bài viết mà qua đó, người đọc tìm thấy nhiều kỷ niệm, ấn tượng sâu lắng, những câu chuyện kể mang giá trị nhân văn như “Ngắm đình Bình Phụng, nhớ chú Chín Hòa”, “Ăn nấm rơm mùa nước nổi nhớ Bác Sáu Dân”. Cuốn sách còn có những bài viết thể hiện lòng thành kính, tri ân của người dân Vĩnh Long nói riêng và nhân nhân cả nước nói chung khi hưởng thụ những thành quả, những công trình do Bác Sáu Dân để lại cho quê hương, đất nước như “Bật công tắc điện lại nghĩ đến Thủ tướng Điện”...
Ông Đặng Văn Quảng, 85 tuổi, người cao tuổi nhất có bài dự thi , đã xúc động viết “Tôi hân hạnh được sống chung với đồng chí Võ Văn Kiệt ở Khu ủy Tây Nam Bộ lúc đồng chí làm Bí thư Khu ủy. Tôi rất hoan nghênh chủ trương phát động cuộc thi này và tôi đã tích cực tham gia không chỉ vì sự kính trọng mà còn vì tình cảm, kỷ niệm với đồng chí Võ Văn Kiệt luôn còn mãi trong tôi, dù đồng chí đã đi xa”.
Khánh thành cầu Dung Quất trên quê hương cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Ông Đặng Hồng Sơn, Chánh Văn phòng Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết: Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn phối hợp với UBND huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Dung Quất tại ấp Bình Trung, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Tên cầu Dung Quất do lãnh đạo Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị quản lý vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đặt, với mong muốn được tri ân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Người khởi xướng, chỉ đạo xây dựng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Đây là công trình trọng điểm quốc gia và là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) với vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, có công suất 6,5 triệu tấn/năm.
Cầu Dung Quất được khởi công xây dựng vào tháng 7-2012 với tổng chiều dài 106m, cầu chính dài 21m, mặt cầu rộng 3,4m, tải trọng 5 tấn, khẩu độ lưu thông cho ghe tàu là 20 - 30 tấn. Tổng kinh phí xây dựng là 1,3 tỷ đồng, trong đó Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn hỗ trợ 500 triệu đồng, phần còn lại là nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nơi xây dựng cầu Dung Quất trước đây là cầu bê tông tạm, mặt cầu chật hẹp ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân vào mùa mưa. Cầu Dung Quất được đưa vào sử dụng, giúp đảm bảo giao thông của nhân dân hai ấp An Điền 1 và Bình Trung, xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm. Được biết, người dân ở khu vực thi công dự án cầu Dung Quất đã hiến 872m2 đất và cây trồng để xây dựng cầu./.
Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050  (21/11/2012)
Bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ từ năm 2013  (21/11/2012)
Khai mạc "Chương trình Khám phá văn minh sông Hồng"  (21/11/2012)
Kết thúc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông  (21/11/2012)
Pháp tài trợ gần 140.000 ơ-rô giúp Đà Nẵng ứng phó với biến đổi khí hậu  (21/11/2012)
Tình hữu nghị Việt Nam - Lào hiếm có nhất trên thế giới  (21/11/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay