Phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện
Cùng dự buổi lễ có các đồng chí: GS. Nguyễn Đức Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương…
|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: Dangcongsan.vn |
Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, PGS, TS. Nguyễn Đăng Thành, Phó Giám đốc Học viện đã ôn lại truyền thống 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và chặng đường hơn 60 năm trưởng thành và phát triển của Học viện. PGS, TS. Nguyễn Đăng Thành nhấn mạnh: Cùng với đội ngũ trí thức của cả nước, hơn 60 năm qua, đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học thuộc nhiều thế hệ của Học viện không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Đến nay, toàn Học viện có 1.700 cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, trong đó có 11 giáo sư, 125 phó giáo sư, 431 tiến sĩ và 900 thạc sĩ.
PGS, TS. Nguyễn Đăng Thành cho biết, nhận rõ trách nhiệm và vinh dự lớn lao được Đảng và Nhà nước giao trong sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho hệ thống chính trị, các thế hệ giảng viên của Học viện không ngừng nỗ lực rèn luyện để khẳng định những phẩm chất năng lực của người trí thức cách mạng. Từ mái trường Đảng, nhiều nhà giáo, nhà khoa học đã trở thành những chuyên gia, nhà lãnh đạo, quản lý uy tín của đất nước; nhiều thầy cô giáo đã tận tụy lao động khoa học, hết lòng vì người học thân yêu, cống hiến cả đời cho sự nghiệp bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước.
Theo PGS, TS. Nguyễn Đăng Thành, trước yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Học viện tập trung đổi mới chất lượng đào tạo, theo hướng chú trọng gắn kết hợp lý giữa đào tạo cơ bản về lý luận chính trị với việc đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ hệ thống chính trị. Đây là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà Học viện đã đạt được trong thời gian qua. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Chủ tịch nước gửi những tình cảm thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất đến các nhà giáo, cán bộ, viên chức và các học viên của Học viện.
Nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là cái gốc của công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị của đất nước ta.
Trước yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc… Chủ tịch nước yêu cầu: Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có trách nhiệm lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ do Đại hội Đảng và Ban Chấp hành Trung ương đề ra.
Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, vấn đề quan trọng hàng đầu là Học viện phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện, không chạy theo số lượng làm hạ chất lượng, không chạy theo bằng cấp. Học viên phải nâng cao nhận thức lý luận về chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, điểm đường lối của Đảng, bản lĩnh chính trị, năng lực vận dụng lý luận vào thực tiễn công tác; đồng thời phải rèn luyện về đạo đức lối sống, tác phong công tác của người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tất cả việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học tại Học viện đều phải hướng vào thực hiện cho được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện.
Chủ tịch nước đề nghị, cùng với nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, Học viện phải tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn để vừa phục vụ nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng vừa góp phần cung cấp cơ sở lý luận khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Học viện cũng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có năng lực, trình độ cao về lý luận, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực, là tấm gương cho học viên noi theo. Học viện cũng cần thu hút nhiều chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi tham gia vào việc giảng dạy, nghiên cứu nhằm tạo sự phong phú, sinh động và đưa hơi thở cuộc sống vào không khí giảng dạy, học tập.
Chủ tịch nước tặng hoa lãnh đạo, thầy trò Học viện. Ảnh: VOV |
Chủ tịch nước tin tưởng, phát huy truyền thống vẻ vang của mình cùng sự nỗ lực phấn đấu liên tục của toàn thể cán bộ, giáo viên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, tiếp tục có những đóng góp to lớn hơn nữa vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dịp này, thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cho 6 nhà giáo có nhiều đóng góp trong sự nghiệp dạy và học; 2 nhà giáo được nhận Huân chương Lao động; nhiều tập thể và cá nhân của Học viện được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ./.
Việt Nam quyết tâm chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố  (19/11/2012)
Việt Nam sẽ mở rộng đối thoại về hợp tác phát triển  (19/11/2012)
Nhà giáo Nhân dân nói về “nghề” và “nghiệp” của người thầy  (19/11/2012)
Các nước bày tỏ tình hữu nghị Cuba sau bão Sandy  (19/11/2012)
Obama: Hành trình của Myanmar chỉ mới bắt đầu  (19/11/2012)
Trung Quốc đối mặt với nguy cơ lớn nếu tham nhũng tiếp diễn  (19/11/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên