Liên minh châu Âu bất đồng về dự toán ngân sách năm 2013
Ngày 13-11, tại Brúc-xen, Bỉ, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Mác-tin Xchun (Martin Schulz) cho biết các thành viên của Nghị viện vẫn chưa thống nhất được về khoản ngân sách bổ sung 9 tỷ ơ-rô (tương đương 12 tỷ USD) cho kế hoạch chi tiêu năm nay.
Theo Ủy ban châu Âu (EC), số tiền này dự định được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và giáo dục. Hiện Ủy ban châu Âu đang phải thảo lại dự toán ngân sách năm 2013 cho toàn khối.
Nếu Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu và các thành viên Nghị viện châu Âu không đạt được thỏa thuận trước tháng 1-2013 thì nhiều đề án sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt ngân sách.
Năm 2012, ngân sách mà 27 nước trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dành cho “quỹ khẩn cấp” là 129,1 tỷ ơ-rô, tăng 1,9% so với năm 2011. Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu muốn tăng thêm 6,8% ngân sách này năm 2013. Tuy nhiên, dự định này đã vấp phải sự phản đối gay gắt của các nước Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Sĩ.
Các nước này cho rằng chỉ cần tăng thêm 2,8% là đủ, trong khi đó, đảng Bảo thủ của Anh còn cho rằng nên ấn định chi tiêu của Liên minh châu Âu bằng mức của năm 2011.
Chính phủ Anh cũng phản đối việc tăng thêm 5% ngân sách chi tiêu của toàn khối trong giai đoạn 2014-2020, so với giai đoạn 2007-2013. Thậm chí nước này còn dọa sẽ đưa ra quyền phủ quyết nếu cần thiết.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh, Gréc Clắc (Greg Clark), thì “thật là vô nghĩa khi dự thảo ngân sách duy nhất mà Nghị viện châu Âu quan tâm là tăng mạnh chi tiêu, đồng nghĩa với việc đánh mạnh vào những người đóng thuế”.
Bổ sung quan điểm của Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phần Lan Ra-đéc Xi-cô-xki (Radek Sikorski) nhấn mạnh Liên minh châu Âu nên ấn định mức chi tiêu nhưng phải dựa vào thống kê của năm 2013 cộng với chỉ số lạm phát, chứ không phải dựa vào thống kê của năm 2011.
Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu dự kiến diễn ra vào 22 - 23 tới đây nhằm nỗ lực đạt thỏa thuận về ngân sách năm 2013.
Trong khi Liên minh châu Âu còn chưa tìm được tiếng nói chung về ngân sách chi tiêu năm 2013 thì người lao động trong toàn khối đã tổ chức hàng loạt các cuộc biểu tình và đình công chống lại tình trạng thất nghiệp gia tăng và các biện pháp thắt lưng buộc bụng.
Ngày 14-11, Liên minh công đoàn châu Âu đã phối hợp hành động trên toàn châu Âu. Công đoàn tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã đình công để phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng gồm tăng thuế, cắt giảm tiền lương, trợ cấp hưu trí, phúc lợi và các dịch vụ xã hội.
Tại nước láng giềng Bồ Đào Nha, người biểu tình đã xuống đường, mang theo biểu ngữ tố cáo Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Các phương tiện giao thông công cộng đã hoàn toàn ngừng trệ, nhiều trường học và công sở phải đóng cửa.
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Các hãng hàng không đang khuyến cáo hành khách kiểm tra lại lịch trình chuyến bay trước khi ra sân bay.
Tại I-ta-li-a, công đoàn kêu gọi các cuộc đình công kéo dài bốn giờ liền, đã gây ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, đường sắt và hàng không.
Tại Hy Lạp, tính cả ngày 14-11 thì đây là lần thứ ba có biểu tình lớn trong hai tháng. Trước đó, hàng nghìn nhân viên tàu điện ngầm, xe điện cũng như các phóng viên Hy Lạp đã đồng loạt biểu tình phản đối kế hoạch khắc khổ lần thứ năm của Chính phủ Hy Lạp.
Ủy ban châu Âu cho rằng các biện pháp khắc khổ có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng về ngắn hạn, song về dài hạn chúng sẽ khôi phục sự tự tin trước đây của châu Âu.
Quan điểm này vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Bà Giu-đi Ki-tơn Đa-linh (Judith Kirton-Darling) thuộc Liên minh công đoàn châu Âu cho rằng chính sách “thắt lưng buộc bụng” chỉ làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, tăng bất ổn xã hội và không giải quyết được khủng hoảng kinh tế.
Theo một số chuyên gia, chính các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” đã đẩy kinh tế Hy Lạp ngày một suy thoái.
Tốc độ tăng trưởng của Hy Lạp đã giảm 23% trong 5 năm khủng hoảng. Nhiều nhà kinh tế học khẳng định Hy Lạp sẽ còn tiếp tục đau đầu với các chính sách khắc khổ trong khi quá nhiều nước ở Nam Âu cũng đang lâm vào suy thoái.
Tây Ban Nha là một trong số đó, với tỷ lệ thất nghiệp hiện đạt 25% toàn dân số. Tại 5/19 khu vực, tỷ lệ thất nghiệp chiếm hơn 30%.
Thủ tướng Hy Lạp, một mặt vẫn quyết định thông qua các biện pháp khắc khổ lần thứ năm hồi đầu tháng, mặt khác lại thừa nhận Hy Lạp đang lâm vào tình trạng tương đương cuộc Đại suy thoái năm 1929.
Mới đây, IMF cũng thừa nhận là tổ chức này đã đánh giá chưa đúng tác động của các biện pháp khắc khổ đến điều kiện sống của người dân, do đó tới đây một số nước thuộc Eurozone chắc chắn sẽ “lỏng tay” hơn khi áp dụng các chính sách “thắt lưng buộc bụng”./.
Việt Nam trước cuộc khủng hoảng toàn cầu  (19/11/2012)
Kế hoạch hóa gia đình, quyền và sự phát triển của con người  (18/11/2012)
Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bắt đầu công du châu Á  (18/11/2012)
Nỗ lực xây dựng tiếng nói chung của ASEAN (*)  (18/11/2012)
Các nước cùng nhau thực hiện Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông  (18/11/2012)
"ASEAN: Một Cộng đồng, một vận mệnh"  (18/11/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên