Hiện thực hóa quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga
Tham dự hội thảo, có các học giả từ Đại học MGIMO, các cơ quan nghiên cứu khác của Nga. Phía Việt Nam có các quan chức, chuyên gia, học giả, từ các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện Khoa học xã hội Việt Nam...
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý, ông Victor Sumsky, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ASEAN, đại học MGIMO và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Andrey Kovtun đều khẳng định, mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời Việt Nam - Nga được lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp qua nhiều thời kỳ và đang phát triển tốt đẹp.
Bước sang thế kỷ 21, quan hệ song phương Việt Nam - Nga tiếp tục có nhiều bước phát triển ấn tượng.
Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến mới, hai nước đều tham gia tích cực vào các thể chế hợp tác quốc tế, phối hợp quan điểm để cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu, qua đó, thể hiện trách nhiệm và vai trò tích cực của hai nước.
Hội thảo là dịp để các nhà nghiên cứu, học giả hai nước trao đổi trực tiếp những vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, trong đó, có các lĩnh vực hợp tác về an ninh, kinh tế - thương mại, văn hóa, giáo dục, đồng thời bàn các giải pháp làm sâu sắc hơn những lĩnh vực hợp tác song phương có tầm quan trọng chiến lược quốc gia có tính toàn diện đối với lợi ích căn bản của mỗi nước.
Các đại biểu dự hội thảo tập trung thảo luận bốn nội dung chính: Quá trình cải cách ở Việt Nam và Nga trong 20 năm qua; Quan hệ song phương Việt Nam - Nga trong thế kỷ 21; Quan hệ Việt Nam - Nga trong bối cảnh khu vực Đông Á; Hợp tác Việt - Nga trong các vấn đề toàn cầu.
Trong các phiên thảo luận, các đại biểu cung cấp nhiều phân tích và đánh giá khách quan, sâu sắc về các chủ đề có liên quan.
Các đại biểu đã đánh giá một cách tổng thể, khách quan quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga, các chính sách cụ thể làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược này.
Hội thảo cũng bàn về những thách thức nhằm đưa quan hệ hai nước có những đóng góp thực chất hơn vào chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, vào hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới./.
Thủ tướng Ukraine thăm chính thức Việt Nam  (17/11/2012)
Ngày Di sản văn hóa "Khám phá văn minh sông Hồng"  (16/11/2012)
Trung Quốc tổ chức diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương  (16/11/2012)
Thông cáo số 21 kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII  (16/11/2012)
Việt Nam - Lào - Campuchia cam kết đẩy mạnh phòng chống ma túy  (16/11/2012)
Tăng cường hợp tác giữa hai cơ quan thông tấn quốc gia Việt Nam - Lào  (16/11/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên