Cuộc họp Ban điều hành lần thứ 17 Sáng kiến Chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Đây là sự kiện thường niên được tổ chức nhằm rà soát, đánh giá và tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về phòng, chống tham nhũng.
Phát biểu khai mạc, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh: trong những năm qua, với quyết tâm đẩy lùi tham nhũng, Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương chính sách pháp luật, triển khai đồng bộ nhiều chương trình, biện pháp phòng, chống tham nhũng (như Luật Phòng, chống tham nhũng và nhiều văn bản hỗ trợ thi hành; xây dựng chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tăng cường trách nhiệm và công khai minh bạch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng; phê duyệt và thực hiện hiệu quả công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng). Đến nay, hệ thống văn bản về luật phòng, chống tham nhũng đã từng bước được hoàn thiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, truy tố và xét xử đã thu hồi về cho nhà nước lượng tài sản thất thoát lớn, xử lý nhiều vụ tham nhũng nổi cộm. Có thể nói, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả khả quan, bước đầu tạo sự chuyển biến tích cực trong hành động của các cấp, các ngành, thể hiện sự quyết tâm, khả năng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tham nhũng ngày càng tinh vi và phức tạp, những kết quả này mới chỉ là bước đầu. Chính phủ Việt Nam xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố và xét xử hành vi tham nhũng. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác quốc tế song phương, đa phương được đẩy mạnh nhằm tăng cường tiếp thu, nghiên cứu, áp dụng những thực tiễn tốt của quốc tế và khu vực trong phòng, chống tham nhũng. Việt Nam tích cực tham gia vào hoạt động hợp tác của Sáng kiến góp phần thúc đẩy hợp tác chung vì hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng của khu vực.
Tại Cuộc họp, các nước thành viên sẽ xem xét những tiến triển của các quốc gia, vùng lãnh thổ trong công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó có việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; thực hiện các khuyến nghị của đợt rà soát theo chuyên đề về hình sự hóa hối lộ của Sáng kiến năm 2010, thực hiện các kết luận của Hội nghị khu vực lần thứ 7 của Sáng kiến tổ chức tại Niu Đê-li (Ấn Độ) năm 2011.
Các nước thành viên sẽ cập nhật, chia sẻ của các quốc gia quan sát viên, các tổ chức quốc tế là thành viên của Ban Cố vấn Sáng kiến về những nỗ lực chống tham nhũng đáng chú ý gần đây trên phạm vi toàn thế giới.
Trên cơ sở các báo cáo tiến triển, thông tin cập nhật về công tác phòng, chống tham nhũng, các nước thành viên sẽ thảo luận, đánh giá và thống nhất về chương trình công tác năm 2013 của Sáng kiến, nhằm tiếp tục thúc đẩy những nỗ lực chống tham nhũng mà các nước thành viên đang bền bỉ thực hiện.
Cuộc họp lần thứ 17 cũng chào đón thêm hai thành viên mới của Sáng kiến là: Ti-mô Lét-xtê và Quần đảo Xô-lô-môn. Các nước thành viên tin tưởng tin tưởng, sự gia nhập của các thành viên mới sẽ giúp thắt chặt hơn nữa sự kết nối khu vực, tăng cường sức mạnh tổng hợp của khu vực trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng./.
Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ dân vận các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long  (22/10/2012)
Trình dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn  (22/10/2012)
Thông cáo số 1 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII  (22/10/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên