Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII: Tập trung xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước
Theo Chương trình, Kỳ họp sẽ tập trung xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội, công tác giám sát…, Quốc hội kỳ này cũng sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật, đặc biệt là việc cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và một số dự án luật quan trọng được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Dự kiến, tại Kỳ họp sẽ dành khoảng 16 ngày để xem xét thông qua 09 dự án luật và 02 nghị quyết; cho ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và 06 dự án luật khác.
Ngoài ra, tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 10 ngày để nghiên cứu, thảo luận về các báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2013; Báo cáo về Đề án tái cơ cấu nền kinh tế; Báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Báo cáo của Chính phủ về công tác thi hành án, công tác phòng, chống tham nhũng; Báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 và thứ 3.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, năm 2012 tiếp tục là năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết của Quốc hội, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, các ngành, các cấp và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực phấn đấu và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.
Trong bối cảnh đất nước vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn như tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nguy cơ lạm phát cao vẫn tiềm ẩn; quản lý thị trường, quản lý giá đối với một số mặt hàng chưa tốt, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân…; trên thế giới, suy giảm tăng trưởng kinh tế có xu hướng lan rộng, khủng hoảng nợ công ở châu Âu chưa lắng dịu, tranh chấp thương mại, xung đột kinh tế, chính trị có dấu hiệu gia tăng…, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ chúng ta phải quyết tâm rất cao, có các giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo đà phát triển bền vững cho các năm tiếp theo.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu Quốc hội nêu cao trách nhiệm, phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, tập trung nghiên cứu, thảo luận dân chủ, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân.
Trong Kỳ họp này, số lượng các phiên họp của Quốc hội được truyền hình, phát thanh trực tiếp sẽ tăng lên 13 buổi (tăng 5 buổi so với kỳ họp trước). Trong đó, tập trung vào những nội dung đang được cử tri và dư luận xã hội quan tâm như: dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); dự án Luật Đất đai (sửa đổi); dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, phiên chất vấn và trả lời chất vấn…
Theo Chương trình, Kỳ họp diễn ra trong một tháng, kết thúc ngày 22-11./.
Phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, thảo luận dân chủ, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân *  (22/10/2012)
Quảng Ninh: Cứu sống 48 ngư dân Việt Nam và thuyền viên người Phi-lip-pin bị nạn trên biển  (22/10/2012)
Nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam  (22/10/2012)
Ngày 22-10, khai mạc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII  (21/10/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên