Việt Nam - Thụy Sĩ tăng hợp tác trong nhiều lĩnh vực
08:31, ngày 01-09-2012
Ngày 30-8, tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Thụy Sĩ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Kinh tế Giô-han Xnây-đơ Am-man (Johann Schneider-Ammann) và Bộ trưởng Nội vụ phụ trách lĩnh vực y tế, giáo dục, nghiên cứu và văn hóa A-la-in Bớc xét (Alain Berset) tại thủ đô Bern.
Nội dung chính của hai buổi làm việc này là rà soát các hiệp định, thỏa thuận và hợp tác mà các đoàn cấp cao đã ký kết trong những năm gần đây giữa hai nước. Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Kinh tế Giô-han Xnây-đơ Am-man, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Thụy Sĩ là một đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam tại châu Âu.
Thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2001 đạt 2,959 tỷ USD và có sự tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp cũng như tiềm năng hợp tác to lớn của cả hai nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Chính phủ Thụy Sĩ khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư vào Việt Nam nhất là trong các lĩnh vực mà Thụy Sĩ có thế mạnh như hóa chất, dược phẩm, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất đồng hồ, điện cơ và đồ trang sức.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị phía Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, du lịch và quản lý dược phẩm theo hướng tập trung cho đội ngũ chuyên gia giỏi cho tương lai. Bên cạnh đó, hai bên cần phối hợp thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tài chính, khách sạn-du lịch trong tương lai.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng nhắc lại một số cam kết mà Bộ trưởng Kinh tế Giô-han Xnây-đơ Am-man đã đưa ra trong Diễn đàn Kinh tế Davos hồi năm 2011; theo đó Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo một số chuyên gia về phân tích, dự báo xây dựng chính sách trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Về phần mình, Bộ trưởng Giô-han Xnây-đơ Am-man cho biết Chính phủ Thụy Sĩ coi Việt Nam là một trong bảy nước cần ưu tiên tập trung phát triển kinh tế. Quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp.
Ông cho rằng năng suất lao động là chìa khóa giúp Thụy Sĩ có sức cạnh tranh cao so với nhiều nước trên thế giới và hứa sẽ giúp Việt Nam trong lĩnh vực này. Về đề nghị giúp đỡ Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ trưởng cho biết Thụy Sĩ hoàn toàn ủng hộ Việt Nam mở cửa thị trường, tự do thương mại và chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Ông nhấn mạnh sẽ giúp Việt Nam kinh nghiệm giáo dục dạy nghề, một mô hình đào tạo rất thành công của Thụy Sĩ. Đồng thời, Bộ trưởng Giô-ham Xnây-đơ Am-man cũng bày tỏ mong muốn quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước sẽ tiến triển tích cực trong thời gian tới.
Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ cho biết năm 2013 ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu các doanh nghiệp tiêu biểu của Thụy Sĩ trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính và du lịch, tới thăm Việt Nam; mong muốn Chính phủ Việt Nam có những chính sách phù hợp hơn đối với các doanh nghiệp Thụy Sĩ ở Việt Nam, trong đó có một số công ty dược phẩm.
Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Nội vụ A-la-in Bớc-xét, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thảo luận về các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, khoa học và công nghệ, các vấn đề xã hội, bảo hiểm xã hội, việc làm, du lịch.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn đại biểu đã tới thăm và làm việc với cơ quan quản lý dược phẩm Swissmedic tại thủ đô Bern.
Ngày 31-8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn đại biểu rời đi thành phố Basel, cách thủ đô Bern100km, để thăm một số cơ sở doanh nghiệp như công ty dược phẩm Rocher, công ty Novartis và Học viện Nhiệt đới.
Sáng 1-9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ rời Thụy Sĩ bắt đầu chuyến thăm chính thức Bun-ga-ri./.
Thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2001 đạt 2,959 tỷ USD và có sự tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp cũng như tiềm năng hợp tác to lớn của cả hai nước.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Chính phủ Thụy Sĩ khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Thụy Sĩ đầu tư vào Việt Nam nhất là trong các lĩnh vực mà Thụy Sĩ có thế mạnh như hóa chất, dược phẩm, tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất đồng hồ, điện cơ và đồ trang sức.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị phía Thụy Sĩ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, du lịch và quản lý dược phẩm theo hướng tập trung cho đội ngũ chuyên gia giỏi cho tương lai. Bên cạnh đó, hai bên cần phối hợp thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực tài chính, khách sạn-du lịch trong tương lai.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng nhắc lại một số cam kết mà Bộ trưởng Kinh tế Giô-han Xnây-đơ Am-man đã đưa ra trong Diễn đàn Kinh tế Davos hồi năm 2011; theo đó Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo một số chuyên gia về phân tích, dự báo xây dựng chính sách trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng.
Về phần mình, Bộ trưởng Giô-han Xnây-đơ Am-man cho biết Chính phủ Thụy Sĩ coi Việt Nam là một trong bảy nước cần ưu tiên tập trung phát triển kinh tế. Quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp.
Ông cho rằng năng suất lao động là chìa khóa giúp Thụy Sĩ có sức cạnh tranh cao so với nhiều nước trên thế giới và hứa sẽ giúp Việt Nam trong lĩnh vực này. Về đề nghị giúp đỡ Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bộ trưởng cho biết Thụy Sĩ hoàn toàn ủng hộ Việt Nam mở cửa thị trường, tự do thương mại và chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Ông nhấn mạnh sẽ giúp Việt Nam kinh nghiệm giáo dục dạy nghề, một mô hình đào tạo rất thành công của Thụy Sĩ. Đồng thời, Bộ trưởng Giô-ham Xnây-đơ Am-man cũng bày tỏ mong muốn quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai nước sẽ tiến triển tích cực trong thời gian tới.
Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ cho biết năm 2013 ông sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu các doanh nghiệp tiêu biểu của Thụy Sĩ trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính và du lịch, tới thăm Việt Nam; mong muốn Chính phủ Việt Nam có những chính sách phù hợp hơn đối với các doanh nghiệp Thụy Sĩ ở Việt Nam, trong đó có một số công ty dược phẩm.
Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Nội vụ A-la-in Bớc-xét, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã thảo luận về các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, khoa học và công nghệ, các vấn đề xã hội, bảo hiểm xã hội, việc làm, du lịch.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn đại biểu đã tới thăm và làm việc với cơ quan quản lý dược phẩm Swissmedic tại thủ đô Bern.
Ngày 31-8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và đoàn đại biểu rời đi thành phố Basel, cách thủ đô Bern100km, để thăm một số cơ sở doanh nghiệp như công ty dược phẩm Rocher, công ty Novartis và Học viện Nhiệt đới.
Sáng 1-9, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ rời Thụy Sĩ bắt đầu chuyến thăm chính thức Bun-ga-ri./.
Việt Nam cam kết thúc đẩy hòa bình, phát triển ở khu vực  (01/09/2012)
Cơ hội mới, thách thức mới  (31/08/2012)
Thế hệ của một lời thề  (31/08/2012)
Giới thiệu cuốn sách: An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020  (31/08/2012)
Tương lai đang thúc giục chúng ta viết nên những trang sử mới!  (31/08/2012)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay