EU phải cùng cam kết và cùng liên kết để đối phó khủng hoảng nợ công
Phát biểu trên Đài Truyền hình Nhà nước ARD, Thủ tướng A.Méc-ken nhấn mạnh, EU đang ở trong giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong cuộc chiến chống khủng hoảng nợ công, vì vậy, mọi phát ngôn đều phải hết sức thận trọng. Bà A.Méc-ken không xác nhận thông tin trên tạp chí "Tấm gương" nói rằng người đứng đầu Chính phủ Đức muốn đề xuất triệu tập hội nghị thượng đỉnh EU để soạn thảo hiệp ước mới, song khẳng định điều bà mong muốn hiện nay là EU không thể "dậm chân tại chỗ" trong quá trình củng cố liên minh. Theo bà A.Méc-ken, vấn đề hiện nay là EU phải biết làm gì tiếp theo, phải cùng cam kết và cùng liên kết để giảm thiểu những bất đồng xoay quanh năng lực cạnh tranh của EU.
Đối với Hy Lạp, Thủ tướng A.Méc-ken nói rõ trong bối cảnh hiện nay, mỗi ngày trôi qua đều phải tính đến nỗ lực của A-ten trong việc tuân thủ cam kết và bảo vệ vị trí của mình trong Khu vực đồng ơ-rô. Thừa nhận thế giới đã mất quá nhiều lòng tin vào Hy Lạp trong 2 năm rưỡi vừa qua, song bà A.Méc-ken nhắc lại sự cần thiết phải chờ đợi đánh giá của các thể chế tham gia gói cứu trợ dành cho xứ sở "Thần thoại". Ba chủ nợ gồm Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự định tháng tới sẽ công bố báo cáo tích cực về tiến bộ của A-ten trong việc thực hiện kế hoạch cải cách qui mô lớn và cắt giảm chi tiêu tới 11,5 tỷ ơ-rô trong 2 năm tới trước khi quyết định giải ngân phần cứu trợ tiếp theo trị giá 31,5 tỷ ơ-rô trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ ơ-rô (161 tỷ USD) giúp Hy Lạp một lần nữa thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công. Bà A.Méc-ken nhấn mạnh đã nhắc nhở Thủ tướng Hy Lạp An-tô-nít Xa-ma-rát rằng nước này "còn nhiều việc cần phải làm".
Cũng trong ngày 26-8, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Gien Vết-men cảnh báo, không nên đánh giá thấp nguy cơ quyết định của ECB mua trái phiếu chính phủ của các quốc gia thành viên đang ngập trong nợ nần có thể trở thành một thứ "thuốc gây nghiện nguy hiểm". Trong khi đó, quan chức cấp cao đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) bang Ba-va-ri-a, ông Alếch-xan-đơ Đo-brin-tơ cho rằng Hy Lạp nên rút khỏi Khu vực đồng tiền chung ơ-rô vào năm tới./.
Phát huy thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam  (27/08/2012)
Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI)  (27/08/2012)
Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI)  (27/08/2012)
Diễn đàn đối tác châu Á về trao quyền pháp lý lần thứ 3  (27/08/2012)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 44  (27/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên