Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc lại căng thẳng xung quanh khu vực tranh chấp
00:13, ngày 24-08-2012
TCCSĐT - Sau chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc (Lee Myung-bak) tới khu vực tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trong thời gian qua là quần đảo Ta-kê-si-ma (Takeshima) mà Xơ-un gọi là Đốc-đô (Dokdo), đã kéo theo hàng loạt những căng thẳng trong quan hệ hai nước, dù trước đó Tô-ki-ô đã cảnh báo, chuyến thăm sẽ ảnh hưởng không tốt đến quan hệ giữa hai nước.
Chuyến thăm quần đảo Đốc-đô (Dokdo) mà Nhật Bản gọi là Ta-kê-si-ma (Takeshima) của Tổng thống Li Miêng Pắc là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Hàn Quốc tới hòn đảo tranh chấp này. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Đảng Bảo thủ của ông Li Miêng Pắc đang tranh thủ lá phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào cuối năm nay. Các chính đảng ở Hàn Quốc đã hoan nghênh chuyến thăm của Tổng thống Li Miêng Pắc, khẳng định lại rằng quần đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Hàn Quốc. Chuyến thăm trên của Tổng thống Li Miêng Pắc cũng là hành động đáp trả việc Nhật Bản lặp lại tuyên bố chủ quyền đối với khu vực quần đảo tranh chấp của hai nước trong Sách Trắng Quốc phòng của nước này.
Ngay sau chuyến thăm này, ngày10-8, phía Nhật Bản đã cho triệu đại sứ nước này tại Hàn Quốc về nước để phản đối chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc tới quần đảo thuộc khu vực tranh chấp giữa hai nước. Cùng ngày, Nhật Bản cũng đã quyết định hoãn cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Tài chính hai nước do những căng thẳng leo thang sau chuyến thăm trên của Tổng thống Li Miêng Pắc. Thủ tướng Nhật Bản Y.Nô-đa đã chỉ trích chuyến thăm của Tổng thống Li Miêng Pắc là "hoàn toàn không thể chấp nhận được", đồng thời khẳng định Nhật Bản giữ "lập trường kiên định" trong vấn đề này. Ông cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ cân nhắc khả năng rút khỏi thỏa thuận "ngoại giao con thoi" giữa lãnh đạo hai nước mà theo kế hoạch Thủ tướng Y.Nô-đa sẽ sang thăm Hàn Quốc trong năm 2012.
Mới đây, căng thăng giữa hai nước đã leo thang khi Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 22-8 cho biết, Xơ-un (Seoul) đã quyết định gửi trả Tô-ki-ô bức thư của Thủ tướng Y. Nô-đa với nội dung thể hiện lấy làm tiếc về̀ chuyến thăm ngày 10-8 của ông Li Miêng Pắc tới quần đảo tranh chấp trên cũng như những phát biểu của nhà lãnh đạo Xơ-un liên quan tới Nhật hoàng A-ki-hi-tô (Akihito).
Ngày 23-8-2012, phát biểu trước báo giới tại thủ đô Tô-ki-ô (Tokyo), Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Ô-xa-mư Phư-gi-mư-ra (Osamu Fujimura) tuyên bố việc Chính phủ Hàn Quốc quyết định gửi trả Nhật Bản thư của Thủ tướng Y-ô-si-cô Nô-đa (Yoshiko Noda) gửi Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc (Lee Myung Bak) là "điều không thể tưởng tượng được trong lễ tân ngoại giao". Thủ tướng Nhật Bản Y. Nô-đa cũng cho rằng, Tổng thống Li Miêng Pắc nên rút lại những tuyên bố rằng Nhật hoàng A-ki-hi-tô phải xin lỗi vì sự đô hộ thực dân của Nhật Bản trong quá khứ đối với Bán đảo Triều Tiên nếu ông muốn tới thăm Hàn Quốc. Tuyên bố này của nhà lãnh đạo Xơ-un đưa ra tuần trước đã khiến quan hệ hai nước xấu đi nghiêm trọng.
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Chô Tai I-âng (Cho Tai Young) tuyên bố, việc Xơ-un gửi trả lại Tô-ki-ô bức thư của Thủ tướng Y. Nô-đa "với nội dung không phù hợp trong bất kỳ trường hợp nào" là "hoàn toàn bình thường."
Vấn đề tranh chấp giữa quần đảo Ta-kê-si-ma (Takeshima) mà Xơ-un gọi là Đốc-đô (Dokdo), đã được Chính phủ Nhật Bản ngày 21-8, chính thức đề nghị Hàn Quốc đưa vấn đề tranh chấp quần đảo trên vùng biển giữa hai nước ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Và Tuy nhiên, trong trường hợp Hàn Quốc từ chối, nhằm giành sự ủng hộ của quốc tế bằng cách thể hiện mong muốn giải quyết tranh chấp này trên tinh thần công bằng, Nhật Bản sẽ phải mất vài tháng để nước này đệ trình bằng văn bản viết, trong đó cần đưa ra những bằng chứng cụ thể như cơ sở lịch sử, để chứng minh quần đảo này thuộc về Nhật Bản.
Và thực tế là, trong phát biểu tại một phiên họp quốc hội ngày 21-8 ở Xơ-un, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Xung Hoan (Kim Sung Hwan) cho rằng, đề nghị của phía Nhật Bản là một thông điệp "không phù hợp". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Chô Tai I-âng khẳng định lại quan điểm của Xơ-un rằng quần đảo Đốc-đô "rõ ràng là một phần lãnh thổ của Hàn Quốc căn cứ vào lịch sử, địa lý cũng như luật quốc tế" và không có tranh chấp nào đối với quần đảo này, vì vậy đề nghị của Nhật Bản "không đáng" xem xét.
Phản ứng này của Xơ-un có thể buộc Tô-ki-ô phải tiếp tục tìm kiếm các biện pháp ứng phó như xem xét giảm bớt quy mô trao đổi thương mại song phương với Hàn Quốc, đình chỉ các hội nghị của các quan chức cấp cao hai nước....
Kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu thực thi quyền kiểm soát tại quần đảo trên vào năm 1954, Tô-ki-ô đã hai lần đề nghị Xơ-un đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án tại La Hay vào năm 1954 và 1962, nhưng đều bị từ chối. Và ICJ sẽ không tiếp nhận vụ việc nếu hai bên tranh chấp không nhất trí cùng đề xuất. Quần đảo trên từ lâu đã là một nguyên nhân gây căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc./.
Ngay sau chuyến thăm này, ngày10-8, phía Nhật Bản đã cho triệu đại sứ nước này tại Hàn Quốc về nước để phản đối chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc tới quần đảo thuộc khu vực tranh chấp giữa hai nước. Cùng ngày, Nhật Bản cũng đã quyết định hoãn cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Tài chính hai nước do những căng thẳng leo thang sau chuyến thăm trên của Tổng thống Li Miêng Pắc. Thủ tướng Nhật Bản Y.Nô-đa đã chỉ trích chuyến thăm của Tổng thống Li Miêng Pắc là "hoàn toàn không thể chấp nhận được", đồng thời khẳng định Nhật Bản giữ "lập trường kiên định" trong vấn đề này. Ông cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ cân nhắc khả năng rút khỏi thỏa thuận "ngoại giao con thoi" giữa lãnh đạo hai nước mà theo kế hoạch Thủ tướng Y.Nô-đa sẽ sang thăm Hàn Quốc trong năm 2012.
Mới đây, căng thăng giữa hai nước đã leo thang khi Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 22-8 cho biết, Xơ-un (Seoul) đã quyết định gửi trả Tô-ki-ô bức thư của Thủ tướng Y. Nô-đa với nội dung thể hiện lấy làm tiếc về̀ chuyến thăm ngày 10-8 của ông Li Miêng Pắc tới quần đảo tranh chấp trên cũng như những phát biểu của nhà lãnh đạo Xơ-un liên quan tới Nhật hoàng A-ki-hi-tô (Akihito).
Ngày 23-8-2012, phát biểu trước báo giới tại thủ đô Tô-ki-ô (Tokyo), Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Ô-xa-mư Phư-gi-mư-ra (Osamu Fujimura) tuyên bố việc Chính phủ Hàn Quốc quyết định gửi trả Nhật Bản thư của Thủ tướng Y-ô-si-cô Nô-đa (Yoshiko Noda) gửi Tổng thống Hàn Quốc Li Miêng Pắc (Lee Myung Bak) là "điều không thể tưởng tượng được trong lễ tân ngoại giao". Thủ tướng Nhật Bản Y. Nô-đa cũng cho rằng, Tổng thống Li Miêng Pắc nên rút lại những tuyên bố rằng Nhật hoàng A-ki-hi-tô phải xin lỗi vì sự đô hộ thực dân của Nhật Bản trong quá khứ đối với Bán đảo Triều Tiên nếu ông muốn tới thăm Hàn Quốc. Tuyên bố này của nhà lãnh đạo Xơ-un đưa ra tuần trước đã khiến quan hệ hai nước xấu đi nghiêm trọng.
Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Chô Tai I-âng (Cho Tai Young) tuyên bố, việc Xơ-un gửi trả lại Tô-ki-ô bức thư của Thủ tướng Y. Nô-đa "với nội dung không phù hợp trong bất kỳ trường hợp nào" là "hoàn toàn bình thường."
Vấn đề tranh chấp giữa quần đảo Ta-kê-si-ma (Takeshima) mà Xơ-un gọi là Đốc-đô (Dokdo), đã được Chính phủ Nhật Bản ngày 21-8, chính thức đề nghị Hàn Quốc đưa vấn đề tranh chấp quần đảo trên vùng biển giữa hai nước ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). Và Tuy nhiên, trong trường hợp Hàn Quốc từ chối, nhằm giành sự ủng hộ của quốc tế bằng cách thể hiện mong muốn giải quyết tranh chấp này trên tinh thần công bằng, Nhật Bản sẽ phải mất vài tháng để nước này đệ trình bằng văn bản viết, trong đó cần đưa ra những bằng chứng cụ thể như cơ sở lịch sử, để chứng minh quần đảo này thuộc về Nhật Bản.
Và thực tế là, trong phát biểu tại một phiên họp quốc hội ngày 21-8 ở Xơ-un, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Xung Hoan (Kim Sung Hwan) cho rằng, đề nghị của phía Nhật Bản là một thông điệp "không phù hợp". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Chô Tai I-âng khẳng định lại quan điểm của Xơ-un rằng quần đảo Đốc-đô "rõ ràng là một phần lãnh thổ của Hàn Quốc căn cứ vào lịch sử, địa lý cũng như luật quốc tế" và không có tranh chấp nào đối với quần đảo này, vì vậy đề nghị của Nhật Bản "không đáng" xem xét.
Phản ứng này của Xơ-un có thể buộc Tô-ki-ô phải tiếp tục tìm kiếm các biện pháp ứng phó như xem xét giảm bớt quy mô trao đổi thương mại song phương với Hàn Quốc, đình chỉ các hội nghị của các quan chức cấp cao hai nước....
Kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu thực thi quyền kiểm soát tại quần đảo trên vào năm 1954, Tô-ki-ô đã hai lần đề nghị Xơ-un đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án tại La Hay vào năm 1954 và 1962, nhưng đều bị từ chối. Và ICJ sẽ không tiếp nhận vụ việc nếu hai bên tranh chấp không nhất trí cùng đề xuất. Quần đảo trên từ lâu đã là một nguyên nhân gây căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc./.
Sóc Trăng chú trọng đầu tư khoa học - công nghệ để tăng cường hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới  (24/08/2012)
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (24/08/2012)
Triển lãm “Tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt Nam – Cam-pu-chia"  (24/08/2012)
Đưa quan hệ Việt Nam- Cam-pu-chia phát triển sâu rộng  (23/08/2012)
Khai mạc Hội nghị “Quan hệ hữu nghị Quốc hội Việt Nam – Cam-pu-chia”  (23/08/2012)
Ai Cập: Kim tự tháp chưa thể bình yên  (23/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên