Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc lại tăng lên
23:19, ngày 16-08-2012
TCCSĐT - Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, thì nay còn nóng hơn khi hai bên đều ra tuyên bố phản đối lẫn nhau sau khi một số nhà hoạt động Trung Quốc đến quần đảo tranh chấp này và bị phía Nhật Bản bắt giữ.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, sáng 15-8-2012, một nhóm các nhà hoạt động Hong Kong (Trung Quốc) thuộc "Ủy ban hành động bảo vệ quần đảo Điếu Ngư" đã đặt chân tới một trong chuỗi đảo không có người ở này mà theo phía Nhật Bản là thuộc tỉnh Okinawa, trong khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.
Theo cảnh sát tỉnh Okinawa, Nhật Bản đã bắt giữ tổng cộng 14 nhà hoạt động Hong Kong, trong đó có 7 người đã đặt chân lên quần đảo Điếu Ngư, với lý do "tình nghi xâm nhập trái phép," và giữ tàu chở những người này. Cảnh sát Okinawa cho hay, những nhà hoạt động này đã phớt lờ cảnh báo từ phía Nhật Bản. Họ sẽ được chuyển đến thành phố Naha - thủ phủ duyên hải của Okinawa. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng khẳng định đã tuân thủ phương châm đối phó của chính phủ nước này.
Trước sự việc này, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa đến để chuyển công hàm phản đối chính thức tới Bắc Kinh. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho rằng: “việc những người này lên đảo bất chấp ba lần cảnh cáo từ phía lực lượng chức năng Nhật Bản là rất đáng tiếc”. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng khẳng định “sẽ xử lý nghiêm vụ này theo quy định của pháp luật”.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã triệu khẩn cấp Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh Uichiro Niwa đến để phản đối vụ bắt giữ và coi đây là "hành động bất hợp pháp" đồng thời, Trung Quốc cũng đã trao công hàm cho Nhật Bản để phản đối nước này bắt giữ các công dân Trung Quốc trên quần đào Điếu Ngư mà Tokyo gọi là Senkaku. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã gọi điện cho người đồng cấp Nhật Bản Tsuyoshi Yamaguchi để nói về vấn đề này. Trong cuộc trao đổi, bà Phó Oánh đã tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư và các hòn đảo phụ cận, đồng thời yêu cầu phía Nhật Bản đảm bảo sự an toàn của các công dân Trung Quốc và lập tức trả tự do cho họ mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào.
Trước tình hình trên, Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản nỗ lực để giải quyết cuộc tranh chấp ở Biển Hoa Đông thông qua các biện pháp ngoại giao, đồng thời cho rằng các hành động khiêu khích không có lợi cho giải pháp này.
Bà V.Nuland nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng các bên tuyên bố chủ quyền giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình. Bất cứ hành động khiêu khích nào cũng không giúp ích cho giải pháp này," ngụ ý Mỹ coi việc các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên một hòn đảo thuộc quần đảo trên bất chấp cảnh báo của Tokyo là hành động gây rắc rối.
Bà Nuland cho rằng "những biện pháp gây sức ép và thúc đẩy như vậy không có lợi cho một môi trường nơi họ có thể ngồi lại với nhau và bàn cách giải quyết vấn đề," đồng thời tái khẳng định lập trường của Mỹ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ này.
Cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản đặt tên là Senkaku đã bùng phát thành chuyện thời sự gay cấn giữa hai nước và chính trị an ninh ở khu vực trong thời gian vừa qua./.
Theo cảnh sát tỉnh Okinawa, Nhật Bản đã bắt giữ tổng cộng 14 nhà hoạt động Hong Kong, trong đó có 7 người đã đặt chân lên quần đảo Điếu Ngư, với lý do "tình nghi xâm nhập trái phép," và giữ tàu chở những người này. Cảnh sát Okinawa cho hay, những nhà hoạt động này đã phớt lờ cảnh báo từ phía Nhật Bản. Họ sẽ được chuyển đến thành phố Naha - thủ phủ duyên hải của Okinawa. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng khẳng định đã tuân thủ phương châm đối phó của chính phủ nước này.
Trước sự việc này, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa đến để chuyển công hàm phản đối chính thức tới Bắc Kinh. Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho rằng: “việc những người này lên đảo bất chấp ba lần cảnh cáo từ phía lực lượng chức năng Nhật Bản là rất đáng tiếc”. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng khẳng định “sẽ xử lý nghiêm vụ này theo quy định của pháp luật”.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã triệu khẩn cấp Đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh Uichiro Niwa đến để phản đối vụ bắt giữ và coi đây là "hành động bất hợp pháp" đồng thời, Trung Quốc cũng đã trao công hàm cho Nhật Bản để phản đối nước này bắt giữ các công dân Trung Quốc trên quần đào Điếu Ngư mà Tokyo gọi là Senkaku. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đã gọi điện cho người đồng cấp Nhật Bản Tsuyoshi Yamaguchi để nói về vấn đề này. Trong cuộc trao đổi, bà Phó Oánh đã tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư và các hòn đảo phụ cận, đồng thời yêu cầu phía Nhật Bản đảm bảo sự an toàn của các công dân Trung Quốc và lập tức trả tự do cho họ mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào.
Trước tình hình trên, Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Nhật Bản và Trung Quốc giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản nỗ lực để giải quyết cuộc tranh chấp ở Biển Hoa Đông thông qua các biện pháp ngoại giao, đồng thời cho rằng các hành động khiêu khích không có lợi cho giải pháp này.
Bà V.Nuland nêu rõ: "Chúng tôi hy vọng các bên tuyên bố chủ quyền giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình. Bất cứ hành động khiêu khích nào cũng không giúp ích cho giải pháp này," ngụ ý Mỹ coi việc các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên một hòn đảo thuộc quần đảo trên bất chấp cảnh báo của Tokyo là hành động gây rắc rối.
Bà Nuland cho rằng "những biện pháp gây sức ép và thúc đẩy như vậy không có lợi cho một môi trường nơi họ có thể ngồi lại với nhau và bàn cách giải quyết vấn đề," đồng thời tái khẳng định lập trường của Mỹ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ này.
Cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền đối với quần đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản đặt tên là Senkaku đã bùng phát thành chuyện thời sự gay cấn giữa hai nước và chính trị an ninh ở khu vực trong thời gian vừa qua./.
Chuẩn bị tổ chức "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam- Lào năm 2012"  (16/08/2012)
Tân Trào đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt  (16/08/2012)
Đánh giá giữa kỳ chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam  (16/08/2012)
Đánh giá giữa kỳ chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam  (16/08/2012)
Điện mừng  (16/08/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên