Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: Tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Phương hướng chung năm học 2012-2013 của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường bộ, ngành được xác định là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện các mặt công tác, tập trung nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục đưa quan điểm, đường lối chủ trương của Đại hội XI và các nghị quyết Trung ương khóa XI vào nội dung, chương trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
Học viện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng quản lý đào tạo; thực hiện tốt hơn quyền chủ động cho các học viện trực thuộc trong phân cấp quản lý đào tạo. Học viện tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống quy chế trong lĩnh vực đào tạo; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo. Công tác nghiên cứu khoa học được đổi mới theo hướng lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị của Học viện và phát triển kinh tế - xã hội làm tiêu chí hàng đầu; tăng cường phân cấp quản lý nghiên cứu khoa học cho các đơn vị trực thuộc tạo sự chủ động, hình thành động lực nghiên cứu khoa học, khai thác tối đa, hiệu quả, tiềm lực khoa học của Học viện.
Về công tác đào tạo bồi dưỡng, Học viện sẽ bổ sung, hoàn thiện khung, đề cương chi tiết đối với chương trình đào tạo tiến sỹ; bổ sung hoàn thiện khung, đề cương chi tiết và biên soạn tập bài giảng đối với các hệ chương trình theo Đề án “Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Đề án 1677)”. Học viện tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong giai đoạn hiện nay; tăng cường quản lý học viện; nâng cao vai trò quản lý hệ thống, kiểm tra, giám sát của Trung tâm Học viện, đồng thời tăng quyền chủ động của các học viện trực thuộc, tạo sự chuyển biến mới, thực chất trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng theo chức danh. Học viện hoàn thiện Quy chế khảo thí, quy chế kiểm định chất lượng; thành lập các tổ chức về công tác khảo thí, phương pháp giảng dạy và hỗ trợ đào tạo ở học viện trực thuộc; xây dựng ngân hàng đề thi theo tín chỉ đối với hệ cao cấp lý luận chính trị - hành chính và các hệ khác.
Năm học 2011-2012, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các học viện trực thuộc, các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường bộ, ngành đã tập trung đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học; tích cực, chủ động đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào nội dung chương trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Học viện phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng kế hoạch tuyển sinh, phân bổ chỉ tiêu đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu mới. Thực hiện Đề án 1677, trong năm học, Học viện đã triển khai xây dựng 53 khung chương trình các hệ đào tạo bồi dưỡng, 14 khung chương trình bồi dưỡng các chức danh…
Trong 3 ngày làm việc (8 đến 10-8), Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ tổ chức các hội nghị chuyên đề về: công tác đào tạo bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; công tác tổ chức - cán bộ; công tác các trường chính trị; phát động phong trào thi đua năm học 2012-2013…/.
Hy Lạp bị hạ triển vọng  (08/08/2012)
Chính phủ Italia phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế  (08/08/2012)
Chỉ số tạo việc làm mới tại Mỹ cao nhất trong 4 năm qua  (08/08/2012)
Hội thảo Khoa học “Căn cứ địa cách mạng tỉnh Bình Thuận trong 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 – 1975”  (08/08/2012)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên