Chấn chỉnh công tác dạy thêm, học thêm tràn lan
23:28, ngày 05-08-2012
Ngày 5-8, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức “Hội nghị Tổng kết năm học 2011-2012 và Triển khai nhiệm vụ năm học 2012-2013, sơ kết phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” với sự tham dự của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo ngành giáo dục và Đào tạo 63 tỉnh thành trong cả nước.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những thành tích mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đạt được trong năm học 2011-2012 và những kết quả đạt được sau 4 năm triển khai cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
Phó Thủ tướng đánh giá cao cuộc vận động đã nhận được sự đồng tình cao vì phong trào này là công cụ để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện chương trình giáo dục chưa thay đổi và đang chờ tiếp nhận chương trình giáo dục mới.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Việt Nam ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng, vì vậy giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo để phát huy nhân tố con người, hình thành giáo dục nhân cách của học sinh. Chính vì vậy ngành giáo dục cần chủ động sáng tạo, đổi mới phương pháp giáo dục; chuyển đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên nhân tài ở các trường chuyên nhằm đào tạonhân tài cho đất nước.
Phó Thủ tướng đề nghị ngành giáo dục đặc biệt là các tỉnh, thành phố cần chấn chỉnh lại công tác dạy thêm, học thêm trái với nhu cầuthật sự của học sinh để tránh làm méo mó hình ảnh của người thầy và các tỉnh, thành cần có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục miền núi.
Năm học2011-2012 là năm học đầu tiên ngành giáo dục thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng; một năm có nhiều đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là năm học đạt được những thành tựu nổi bật trong việc mở rộng mạng lưới trường lớp; công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục các cấp.
Trong năm học này, ngành giáo dục đã thực hiện tốt các cuộc vận động như: “hai không,” “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tổ chức thường xuyên và có hiệu quả trong toàn ngành.”
Trong năm học qua, ngành giáo dục nước nhà đã chứng kiến thành tích nổi bật trong công tác giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Trong công tác giáo dục mầm non, đến nay 100% tỉnh, thành phố đã phê duyệt vàtriển khai thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em trong giai đoạn 2010-2015. Các tỉnh Bắc Ninh và Hòa Bình là hai địa phương đầu tiên cả nước được công nhận hoàn thành phẩn cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi.
Công tác giáo dục phổ thông cũng đạt được những chuyển biến rất tích cực như: toàn quốc có 59/63 tỉnh, thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, tỉnh Thái Bình là tỉnh đầu tiên của cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; ở giáo dục trung học ngành giáo dục đã tổ chức phổ biến kịp thời việc điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông các môn học theo hướng giảm tải; hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú… bằng nhiều chương trình, chính sách nên năm học qua tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp cũng giảm đáng kể; tích cực chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, trong năm học 2011-2012 ngành giáo dục đã chứng kiến nhiều thành tích nổi bật của các đội tuyển học sinh giỏi tham gia thi khu vực và quốc tế, khi tất cả các em học sinh đi thi đều đạt huy chương (27 huy chương vàng, bạc, đồng); trong đó, đội tuyển toán của Việt Nam đã trở lại Top 10 nước mạnh nhất thế giới. Đặc biệt, trong năm qua lần đầu tiên đoàn Việt Nam đã xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi thế giới (Intel ISEF) về nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Phát biểu kết luận hội nghị Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh, năm học tới toàn ngành cần nỗ lực để phát huy bền vững các thành tựu đã đạt được trong năm học qua. Đó là duy trì ổn định nền giáo dụccó chất lượng cho số đông. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế việc giữ ổn định quy mô giáo dục cho đông đảo học sinh là một thành quả không thể phủ nhận. Bên cạnh đó cần tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn.
Năm học 2012-2013, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận yêu cầu toàn ngành tập trung giải quyết những vấn đề còn tồn tại gây bức xúc xã hội và làm méo hình ảnh “người thầy" như: tiếp tục phải chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; chống dạy thêm học thêm tràn lan; lạm thu các khoản đầu năm học./.
Việt Nam-Nhật Bản thúc đẩy hợp tác thương mại  (05/08/2012)
IMF giữ nguyên dự báo về tăng trưởng kinh tế Nga  (05/08/2012)
Đồng chí Võ Chí Công với cách mạng Việt Nam và quê hương  (05/08/2012)
Tu bổ, nâng cấp Khu lưu niệm Chủ tịch Võ Chí Công  (05/08/2012)
Trung Quốc mong muốn thúc đẩy liên kết hàng hải với ASEAN  (05/08/2012)
Ông Kim Yong Nam thăm hữu nghị chính thức Việt Nam  (05/08/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên