Kinh tế khu vực châu Âu tiếp tục khó khăn
So với báo cáo đưa ra hồi tháng 5 vừa qua, các chuyên gia kinh tế của EBRD đã hạ dự báo các chỉ tiêu trung bình tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đối với khu vực hoạt động của ngân hàng này 0,5% trong năm 2012 và 0,6% trong năm 2013. Cụ thể, tính trung bình tại 29 quốc gia (gồm các nước Trung và Đông Âu, các nước khu vực Ngoại Capcadơ và Trung Á), các chỉ tiêu trên được dự báo ở mức 2,7% GDP trong năm nay, và 3,1% trong năm tới.
Riêng Nga, quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, cũng bắt đầu phải chịu tác động xấu từ xu thế giá "vàng đen" trên thị trường thế giới sụt giảm. Trong báo cáo vừa công bố này, EBRD đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Nga xuống còn 3,1% GDP trong năm nay và 3,3% trong năm tới, so với dự báo đưa ra hồi tháng 5 vừa qua lần lượt là 4,2% và 4,3%.
EBRD với cổ đông gồm 61 quốc gia, EU và Ngân hàng Đầu tư châu Âu, được thành lập năm 1991 nhằm hỗ trợ các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Hiện nay, EBRD hoạt động tại 29 quốc gia Trung và Đông Âu, các nước khu vực Ngoại Capcadơ và Trung Á. Theo kế hoạch, trong năm nay, EBRD sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư vào 4 nền kinh tế nữa gồm Ai Cập, Jordan, Maroc và Tunisia. Tháng 5 vừa qua, EBRD đã bầu ông Suma Chakrabarti, quốc tịch Anh, làm chủ tịch mới với nhiệm kỳ 4 năm.
Trước đó, ngày 24-7, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody's đã hạ triển vọng của Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) từ mức "ổn định" xuống "tiêu cực", đồng thời cảnh báo quỹ cứu trợ trị giá 500 tỉ euro này có thể mất vị trí xếp hạng tín nhiệm cao nhất AAA hiện nay nếu tình hình kinh tế các nước lớn trong khu vực tiếp tục xấu đi.
Quyết định hạ triển vọng EFSF của Moody's phản ánh những biến động về triển vọng của Đức, Hà Lan và Luxembourg, ba nền kinh tế vốn được coi là ổn định nhất trong Eurozone, song cũng vừa bị Moody's hạ triển vọng từ "ổn định" xuống "tiêu cực" một ngày trước đó. Theo Moody's, những biến động xấu đi về triển vọng của ba nền kinh tế trên báo hiệu khả năng EFSF có thể sẽ bị đánh tụt mức xếp hạng tín nhiệm trong vòng 12-18 tháng tới.
Tuy nhiên, Moody's cũng khẳng định triển vọng của EFSF có thể được đưa về mức "ổn định" nếu đánh giá về triển vọng của Đức, Hà Lan và Lúcxămbua, ba nước đóng góp chủ chốt cho EFSF, cũng được đưa về mức "ổn định". Hiện mức đóng góp của Đức, nền kinh tế lớn nhất trong Eurozone, chiếm gần 30% trong tổng số vốn hoạt động của EFSF.
EFSF được thành lập để cứu trợ các nền kinh tế thành viên Eurozone rơi vào khủng hoảng nợ công. EFSF sẽ hết hiệu lực vào năm 2013 và được thay thế bằng Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM), bắt đầu hoạt động từ tháng 7 này. Ngoài mục đích chính duy trì sự ổn định tại châu Âu bằng cách hỗ trợ tài chính cho các nước gặp khó khăn, ESM còn có thể bơm tiền trực tiếp cho những ngân hàng thiếu vốn trong Eurozone, đồng thời cũng được phép mua trái phiếu tại thị trường thứ cấp, giúp giảm sức ép đối với các nước Eurozone gặp khó khăn khi phải vay mượn tiền với lãi suất cao./.
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Indonesia  (26/07/2012)
IMF: Kinh tế Trung Quốc đang trên đường "hạ cánh mềm"  (26/07/2012)
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam  (25/07/2012)
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ  (25/07/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên