Nga đề xuất dự thảo nghị quyết Liên hợp quốc không bao gồm các biện pháp trừng phạt Syria
Phó Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Igor Pankin cho biết, Nga đã chuyển dự thảo nghị quyết trên đến 14 ủy viên còn lại của Hội đồng Bảo an trước khi cơ quan này nhóm họp vào ngày 11-7 dưới sự chủ trì của Đặc phái viên chung Liên hợp quốc - Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan trong một nỗ lực nhằm cứu vãn kế hoạch hòa bình do ông khởi xướng. Ông I.Pankin khẳng định nghị quyết mà Nga đề xuất sẽ tăng thêm sự ủng hộ đối với các nỗ lực của ông K.Annan cũng như việc triển khai kế hoạch hòa bình 6 điểm ở Syria.
Dự thảo nghị quyết trên gia hạn sứ mệnh giám sát của Phái bộ quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria thêm 3 tháng thay vì kết thúc vào ngày 20-7. Văn bản này cũng ủng hộ đề xuất của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki - moon, theo đó Liên hợp quốc nên gia tăng nhiệm vụ chính trị của UNSMIS và cắt giảm số quan sát viên quân sự (khoảng 300 người) tại Syria.
Dự thảo nghị quyết của Nga cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Moscow đối với kế hoạch hòa bình do ông K.Annan khởi xướng, đồng thời yêu cầu chính phủ và các phe phái ở Syria ngay lập tức thực hiện kế hoạch này cũng như thỏa thuận về một cuộc chuyển giao chính trị đã đạt được tại Hội nghị quốc tế về Syria ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 30-6 vừa qua.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 10-7, Wasington khẳng định Mỹ không thấy vai trò nào của Iran trong việc giải quyết cuộc xung đột ở Syria, hàm ý dứt khoát bác bỏ việc đặc phái viên chung K.Annan "chìa tay" với Tehran.
Phát biểu với các phóng viên trên chuyên cơ Không lực Một, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố, ông "không nghĩ một ai đó nghiêm túc lại có thể nói rằng Iran có ảnh hưởng tích cực đến những diễn biến ở Syria". Theo ông, điều cơ bản là cộng đồng quốc tế cùng nhau ủng hộ kế hoạch này cũng như việc thực hiện kế hoạch này ra sao và tiến trình chuyển tiếp mà kế hoạch đề xuất không bao gồm Tổng thống Bashar al - Assad.
Ông K.Annan rời Tehran ngày 10-7 sau một chuyến thăm nhằm tranh thủ sự ủng hộ đối với kế hoạch hòa bình của Liên hợp quốc và AL về Syria, cho rằng Iran có thể đóng "vai trò tích cực" trong việc chấm dứt cuộc khủng hoảng đã khiến hơn 17.000 người thiệt mạng.
Trong khi đó, Đài Truyền hình quốc gia Syria đưa tin nhà chức trách nước này ngày 10-7 đã trả tự do cho 275 tù nhân dính líu đến cuộc nổi dậy chống lại Tổng thống Bashar al - Assad.
Theo các phương tiện truyền thông chính thức của Syria, hơn 4.000 người đã được trả tự do trong 7 đợt kể từ khi nổ ra cuộc nổi dậy hồi tháng 3-2011, trong đó riêng tháng Năm vừa qua đã có 1.000 người được phóng thích. Phó phát ngôn viên Liên hợp quốc cho biết trong đợt gần đây nhất hôm 1-6, có 223 người được trả tự do trước sự chứng kiến của các giám sát viên lệnh ngừng bắn của Liên hợp quốc.
Phóng thích tù nhân là một điều kiện cần thiết trong kế hoạch hòa bình sáu điểm do Đặc phái viên chung K.Annan làm trung gian./.
Tây Ban Nha công bố gói biện pháp thắt lưng buộc bụng lên tới 65 tỉ euro  (12/07/2012)
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh  (11/07/2012)
Bốn xu hướng chính của sự phát triển dân số thế giới  (11/07/2012)
Tàu bệnh viện USNS Mercy của Mỹ cập cảng Cửa Lò  (11/07/2012)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên