Trung Quốc hối thúc G20 nỗ lực duy trì đà phục hồi kinh tế
21:40, ngày 17-06-2012
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã hối thúc các nước thành viên thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) nỗ lực duy trì và củng cố đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Trong bài trả lời phỏng vấn viết một tờ báo lớn của Mêhicô trước thềm Hội nghị cấp cao G20 diễn ra trong 2 ngày 18 và 19-6 tại Los Cabos, Mêhicô, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh nền kinh tế thế giới hiện nay đang trong quá trình phục hồi và triển vọng tăng trưởng kinh tế đang được cải thiện trong một chừng mực nào đó, tuy nhiên sự phục hồi này không ổn định và đứng trước những nguy cơ khó lường. Ông cho rằng yếu tố cầu trong cán cân cung - cầu trên toàn thế giới vẫn còn yếu, trong khi sự tăng trưởng của các nền kinh tế lớn vẫn còn chậm chạp. Các nước đang gặp khó khăn nhiều hơn trong việc điều phối chính sách kinh tế vĩ mô. Việc đạt được tăng trưởng mạnh, bền vững và cân bằng của nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi những nỗ lực to lớn của các nước.
Chủ tịch Trung Quốc khẳng định G20 có thành phần cân đối và mang tính đại diện cho nền kinh tế toàn cầu. G20 đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, thúc đẩy sự phục hồi và ổn định của kinh tế thế giới và trở thành cơ sở hàng đầu đối với sự quản lý kinh tế toàn cầu. Trong môi trường kinh tế quốc tế hiện nay, các nước thành viên G20 nên gắn bó và hợp tác trên cơ sở cùng có lợi. Tất cả các nước thuộc G20 cần tiếp tục đẩy mạnh cải tổ hệ thống tài chính quốc tế, khẩn trương đáp ứng mục tiêu hạn ngạch của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và đổi mới quản lý, cải thiện hệ thống tiền tệ quốc tế và củng cố các qui định tài chính quốc tế, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch dưới mọi hình thức và thúc đẩy các cuộc đàm phán về tự do hóa thương mại trong khuôn khổ vòng đàm phán Đôha (Doha). Đồng chí nhấn mạnh các nước cần dành ưu tiên cao cho sự phát triển và thúc đẩy tăng trưởng của nước mình để tạo ra yếu tố cầu trên toàn thế giới. Về vấn đề nợ công ở châu Âu hiện nay, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho rằng G20 cần giải quyết vấn đề nợ công bằng một biện pháp mang tính xây dựng và hợp tác, khuyến khích và ủng hộ những nỗ lực của châu Âu nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và phát đi một thông điệp đáng tin cậy đối với thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, đồng chí Hồ Cẩm Đào cũng cho biết, Trung Quốc sẽ duy trì sự tăng trưởng mạnh và bền vững để đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong quí đầu năm 2012, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt 8,1% và tỉ lệ tài khoản vãng lai trong GDP giảm 1,4%, đồng thời nhấn mạnh rằng kinh tế của Trung Quốc là một bộ phận không thể tách rời của kinh tế toàn cầu. Đồng chí cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ thận trọng, đồng thời duy trì sự cân đối giữa tăng trưởng mạnh và bền vững, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và kiềm chế lạm phát./.
Bộ Y tế giải trình về xã hội hóa khám và chữa bệnh  (17/06/2012)
Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ đô thị hóa 38% vào năm 2015  (17/06/2012)
Vinh danh 124 tác phẩm tại liên hoan phát thanh  (16/06/2012)
"Việt Nam là nước hạnh phúc thứ hai trên thế giới"  (16/06/2012)
Việt Nam tham dự Liên hoan phim châu Á ở Tanzania  (16/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay