Giải báo chí quốc gia lần thứ VI tiếp tục nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp Hội trong cả nước
22:01, ngày 02-06-2012
Ngày 2-6, tại Hà Nội, Hội đồng chấm chung khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ VI- năm 2011 đã khai mạc. Đồng chí Thuận Hữu, Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí quốc gia; các thành viên trong Hội đồng chung khảo và các nhà báo lão thành tới dự.
Theo Hội Nhà báo Việt Nam, Giải báo chí quốc gia lần thứ VI tiếp tục nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp Hội trong cả nước, với 117 đơn vị báo chí, trong đó có 55 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố (số lượng cao nhất từ trước tới nay); 62 Liên chi hội, chi hội và cơ quan báo chí Trung ương gửi tác phẩm tham dự. Các tác phẩm tham dự Giải đã phản ánh các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2011: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, bầu cử Quốc hội Khóa XIII, việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... Nhiều tác phẩm dự Giải có tính phát hiện vấn đề, có tầm ảnh hưởng xã hội cao và thể hiện tính chuyên nghiệp, hấp dẫn.
Ban Tổ chức cho biết, Hội đồng sơ khảo đã thống nhất chọn 156 tác phẩm báo chí xuất sắc thuộc 8 loại giải vào vòng chung khảo, được lựa chọn từ 1268 tác phẩm tham dự Giải báo chí quốc gia lần thứ VI-2011. Hội đồng chung khảo làm việc trong hai ngày 2 và 3-6 để xem xét, đánh giá và bỏ phiếu quyết định các tác phẩm đoạt giải.
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Thuận Hữu đã ghi nhận kết quả làm việc tích cực của Hội đồng sơ khảo trong việc lựa chọn những tác phẩm báo chí ở các loại hình với chất lượng tốt hơn, tạo điều kiện cho Hội đồng chung khảo khi chọn lựa, đánh giá những tác phẩm tiêu biểu nhất để trao giải. Với kinh nghiệm qua năm mùa giải, thực hiện sự chỉ đạo của Hội đồng chấm Giải, các cấp Hội, cơ quan báo chí trong cả nước đã hưởng ứng; các ban giúp việc của Hội đồng Giải đã nỗ lực hoàn thành công việc theo đúng tiến độ và yêu cầu.
Theo Ban tổ chức, các tác phẩm dự Giải đáp ứng được các tiêu chí bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương; phản ánh kịp thời, sinh động và đa dạng tình hình kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng . Bên cạnh đó, đã giới thiệu những nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong hoạt động phát triển kinh tế, trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và các mặt của đời sống; trong xóa đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Báo chí cả nước đã tích cực thông tin, tuyên truyền góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế; khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh với các thế lực thù địch, các hoạt động sai trái chống phá Nhà nước và chế độ; vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn.. ./.
Bế mạc Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 22  (02/06/2012)
Indonesia hoan nghênh sự phát triển tại Myanmar  (02/06/2012)
"Mỹ Latinh-Caribe cần thúc đẩy chống khủng hoảng"  (02/06/2012)
Phó Chủ tịch nước thăm đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp  (02/06/2012)
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa I-ta-li-a  (02/06/2012)
Nhiều hoạt động thiết thực nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1-6  (02/06/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay