Trung Quốc và Nga phản đối can thiệp quân sự vào Syria
23:32, ngày 30-05-2012
Ngày 30-5, Trung Quốc một lần nữa khẳng định quan điểm phản đối can thiệp quân sự vào Syria, còn Nga nhận định sẽ là "hấp tấp" nếu Hội đồng bảo an Liên hợp quốc xem xét biện pháp mới đối với cuộc khủng hoảng này trong bối cảnh phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép lên Damascus.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lưu Vi Dân tuyên bố Bắc Kinh phản đối can thiệp quân sự vào Syria cũng như phản đối việc dùng vũ lực thay đổi chế độ ở Damascus.
Theo người phát ngôn này, Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên thực thi kế hoạch hòa bình của đặc phái viên chung Liên hợp quốc - Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan, tìm cách kết thúc những xung đột đẫm máu thông qua thương lượng, đàm phán.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Gennady Gatilov cho rằng việc xem xét các biện pháp mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với cuộc khủng hoảng Syria lúc này sẽ là vội vàng. Theo ông, điều cốt lõi là cần thêm thời gian để kế hoạch hòa bình của đặc phái viên chung Annan được thực hiện trọn vẹn. Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh các bên quốc tế, trong đó có các nước phương Tây, cần gây sức ép tương xứng cả với phe đối lập. Đồng thời, quan chức này cũng lặp lại lập trường của Mátxcơva phản đối can thiệp nước ngoài vào cuộc khủng hoảng Syria.
Những bình luận của ông Gatilov được đưa ra một ngày sau khi ngày 29-5, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Washington hy vọng vụ thảm sát làm ít nhất 116 người thiệt mạng ở thị trấn Houla, miền Trung Syria, hồi tuần trước sẽ tạo ra bước ngoặt trong quan điểm của Mátxcơva vẫn luôn phản đối có hành động mạnh mẽ hơn đối với chính quyền Syria.
Tại Damascus, trong cuộc gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đặc phái viên Annan đã hối thúc nhà lãnh đạo Syria hành động ngay lập tức để chấm dứt 15 tháng xung đột đẫm máu. Phát biểu với báo giới, ông Annan cho biết đã kêu gọi Tổng thống Assad có những giải pháp mạnh mẽ ngay lúc này để tạo đà thực thi kế hoạch hòa bình 6 điểm. Ông Annan, người trước đó từng cảnh báo Syria có thể lâm vào nội chiến, cũng chuyển tới Tổng thống Assad những quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế về tình trạng bạo lực ở Syria, trong đó có vụ thảm sát gây chấn động ở thị trấn Houla.
Sau khi Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 29-5 tuyên bố không thể loại trừ khả năng can thiệp quân sự vào Syria để chấm dứt khủng hoảng, Australia ngày 30-5 cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về biện pháp đó. Ngoại trưởng Australia Bob Carr nói rằng nước này "sẽ bàn về" đề xuất dùng vũ lực của Pháp nhưng cũng như quan điểm của Tổng thống Pháp Hollande, ông Ca nhận định hành động như vậy "cần sự nhất trí trong Hội đồng Bảo an". Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Australia cũng cũng nhấn mạnh "một lệnh ngừng bắn, một cuộc đối thoại chính trị và một giải pháp chính trị là những gì mà chúng tôi mong muốn nhất."
Ngày 30-5 cũng chứng kiến thêm nhiều quốc gia trục xuất đại sứ Syria nhằm phản đối vụ thảm sát tại thị trấn Houla. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết chính phủ nước này đã yêu cầu Đại sứ Syria tại Tokyo rời khỏi Nhật Bản "càng nhanh càng tốt".
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Koichiro Gemba nói rằng quyết định này được đưa ra do bạo lực nhằm vào dân thường vẫn đang xảy ra tại Syria bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Tokyo sẽ vẫn duy trì các mối quan hệ ngoại giao với Damascus. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu tất cả các nhà ngoại giao Syria phải rời nước này trong vòng 72 giờ đồng hồ. Thổ Nhĩ Kỳ từng là một đồng minh của Syria song quan hệ với Damascus đã rạn nứt kể từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Syria hồi tháng 3 năm ngoái./.
Luật Quản lý thuế: Công khai giá tránh lỗ giả lãi thật  (30/05/2012)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm AIA  (30/05/2012)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tiếp Phó Chủ tịch IFC  (30/05/2012)
Sudan muốn mở rộng hợp tác công nghệ thông tin với Việt Nam  (30/05/2012)
Việt Nam lên án vụ sát hại hơn 100 thường dân tại Syria  (30/05/2012)
Phát huy truyền thống anh hùng: Gia Viễn vững bước đổi mới và phát triển  (30/05/2012)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay