Những "dấu ấn" đầu tiên sau 3 tháng cầm quyền của tân Tổng thống Mỹ
TCCSĐT - Đã lâu rồi, kể từ sau R. Ních-xơn (năm 1968) mới lại có một Tổng thống thu hút được nhiều sự quan tâm của trong và ngoài nước Mỹ đến vậy. Sự quan tâm này bắt đầu ngay từ những bước vận động tranh cử trên con đường tiến vào Nhà Trắng của B. Ô-ba-ma. Sự bầu chọn lại diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt, nó tương đối giống với một nước Mỹ rệu rã sau những thất bại thảm hại ở chiến trường Việt Nam. Trên hết, là những quan điểm, lập luận của vị Tổng thống tương lai của nước Mỹ.
Phần đông công chúng trên khắp hành tinh này đã quá mệt mỏi với chính sách cứng rắn, đượm màu hiếu chiến của vị tổng thống tiền nhiệm. Khẩu hiệu “Chúng ta cần thay đổi” của ông B.Ô-ba-ma đã phần nào tạo ra được niềm hứng khởi, lạc quan, trước hết đối với cử tri Mỹ. Ngày 20-1-2009, B. Ô-ba-ma chính thức trở thành Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ba tháng - thời gian quá ngắn để có thể đưa ra bất cứ một kết luận nào về chính quyền của B. Ô-ba-ma hay về chính ông. Tuy nhiên, nhìn nhận dưới một góc độ tích cực, Ô-ba-ma đã có những bước đi, việc làm tạo ra những dấu ấn riêng.
1- Việc làm đầu tiên cho thấy vị Tổng thống da màu đã qua được kỳ sát hạch đầy khó khăn tại Quốc hội, nơi mà Đảng Dân chủ của ông không phải đã nắm được hoàn toàn quyền kiểm soát là quyết định của Quốc hội thông qua gói cứu trợ hơn 700 tỉ USD (đã được đề xuất từ trước bầu cử). Chính sách thắt chặt chi tiêu cũng như gia tăng dần quyền kiểm soát của Chính phủ đối với các tập đoàn, doanh nghiệp đang bắt đầu được thực thi. Chính quyền Ô-ba-ma đang cho thấy sẽ tái áp dụng học thuyết Kennes (tăng cường vai trò của nhà nước) trong hoàn cảnh mới, bởi các tập đoàn tài chính đang lâm nạn. Tất nhiên, người dân Mỹ trông đợi nhiều vào những bước đi tiếp theo của Chính phủ nhằm kéo nước Mỹ mau chóng thoát khỏi khủng hoảng. Đây là việc làm vô cùng khó đối với chính quyền Ô-ba-ma (các dự báo lạc quan nhất cũng cho rằng, nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng ít nhất phải vào cuối năm 2010).
Nhiều chuyên gia kinh tế đã bắt đầu nói tới việc cần thiết phải cải tổ lại cơ cấu nền kinh tế, trước hết là trong lĩnh vực tài chính, thị trường chứng khoán(1). Tuy nhiên, thay đổi như thế nào thì chính quyền Ô-ba-ma vẫn chưa cho thấy dấu hiệu là đã tìm ra câu trả lời. Hơn thế, việc Chính phủ can thiệp sâu vào công việc của các tập đoàn, doanh nghiệp, đặc biệt là sau khi qua được khủng hoảng, chắc chắn sẽ vấp phải sự phản kháng ngày càng quyết liệt của họ; và, ông B.Ô-ba-ma cũng quá hiểu sức mạnh của các tập đoàn này, trước hết là các tổ hợp công nghiệp quân sự. Sự thay đổi trong cơ cấu quản lý, vì thế, sẽ khó có biến động lớn. Nhìn chung, với chính sách vừa mềm dẻo vừa khá quyết liệt, chính quyền Ô-ba-ma sẽ đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng trong nhiệm kỳ đầu này nhưng dự báo sẽ ít có sự xáo trộn trong cơ cấu nền kinh tế Mỹ.
2- Nếu Tổng thống B.Ô-ba-ma đạt được những thành công bước đầu đối với các công việc trong nước thì có lẽ cũng dễ hiểu, bởi đây là địa bàn quen thuộc của bất cứ vị Tổng thống nào. Những dấu ấn trong các công việc quốc tế mà chính quyền Ô-ba-ma đạt được sau gần 3 tháng cầm quyền mới là điều đáng bàn. Trước bầu cử, khả năng xử lý các vấn đề quốc tế được coi là điểm yếu của ông B.Ô-ba-ma so với đối thủ Đảng Cộng hoà, ông J. Mắc Kên. Trong quá trình tiếp cận và xử lý những vấn đề đối ngoại gai góc nhất như: Quan hệ Mỹ-Tây Âu, quan hệ Mỹ-Nga, Mỹ- Trung Quốc, Mỹ và thế giới Hồi giáo, đặc biệt là vấn đề vùng Vịnh Péc-xích v.v..., chính sách đối ngoại của chính quyền Ô-ba-ma đang dần rõ nét, đó là sự mềm dẻo, đối thoại, đa phương nhiều hơn.
Trước hết, với thế giới Hồi giáo. Chủ trương đối thoại của B. Ô-ba-ma là rất rõ qua thông điệp “nước Mỹ không chiến tranh với thế giới Hồi giáo” (đưa ra trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ ngày 8-4 vừa qua) hay như lời đề nghị đối thoại trực tiếp với Tổng thống I-ran trước đó. Sự chuyển hướng trong cách xử lý các vấn đề tại thế giới Hồi giáo có lẽ là điều khó tránh khỏi. Di sản của người tiền nhiệm để lại cho B.Ô-ba-ma tại vùng Vịnh Péc-xích là 4.900 lính Mỹ đã tử vong tại I-rắc, đặc biệt là nỗi thất vọng và cả sự sợ hãi của người dân Mỹ tại vùng Vịnh.
Có thể thấy những dấu hiệu thay đổi căn bản về đối nội và đối ngoại trong chính sách của chính quyền B. Ô-ba-ma. Sự thay đổi này khiến người ta liên tưởng tới thuyết “Chia sẻ trách nhiệm” của chính quyền R. Ních-xơn. Nhưng rõ ràng, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, sự “chia sẻ trách nhiệm” được chính quyền Ô-ba-ma mở rộng ra trên phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với thuyết “Chia sẻ trách nhiệm” của Ních-xơn, vốn chỉ bó hẹp trong phạm vi các đồng minh trong cùng khối các nước tư bản. Tuy nhiên, không thể loại bỏ những biến đổi trong chính sách của Tổng thống Ô-ba-ma. Bởi đối với nước Mỹ, rất hiếm khi người ta thấy một sự đồng thuận cao và trong một thời gian dài cho bất cứ một chính sách nào. Trên lãnh thổ của một Hợp chủng quốc, lẽ đương nhiên sẽ luôn tồn tại nhiều nhóm lợi ích không thể tương đồng. Mặt khác, giữa các nước, các tập đoàn kinh tế cũng luôn có những cách nhìn nhận, những cách thức nhằm bảo vệ lợi ích riêng và khác biệt của họ. Đó chính là những thách thức không nhỏ đối với tính ổn định trong chính sách đa phương hiện nay của Tổng thống B. Ô-ba-ma.
Lên núi trồng rừng  (17/04/2009)
Tìm lối thoát cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên  (16/04/2009)
Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ VII  (16/04/2009)
Hai Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thôi giữ chức để nhận nhiệm vụ khác  (16/04/2009)
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tạp chí Cộng sản và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam  (16/04/2009)
Chỉ tiêu tăng trưởng hạ, quyết tâm càng phải cao  (16/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên