Tìm lối thoát cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
TCCSĐT - Việc CHDCND Triều Tiên từ chối hợp tác với Cơ quan Năng lượng hạt nhân quốc tế (IAEA) đã đưa quá trình đàm phán về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đi vào ngõ cụt. Giờ đây, đã đến lúc các bên liên quan cần thể hiện rõ thiện chí vì lợi ích lớn nhất cho khu vực là hòa bình và ổn định.
Tuyên bố của IAEA cho hay, “Triều Tiên đã thông báo cho các thanh sát viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ở tổ hợp hạt nhân Dông Piên (Yongbyon) rằng, nước này đang chấm dứt mọi sự hợp tác với IAEA và yêu cầu Cơ quan Năng lượng này dỡ bỏ mọi thiết bị giám sát và ngăn chặn. Các thanh sát viên IAEA, theo đó, sẽ không còn được phép vào cơ sở này nữa và đã được yêu cầu rời Triều Tiên ở thời điểm sớm nhất có thể. Theo IAEA, “Triều Tiên cũng đã ra thông báo với họ rằng nước này sẽ tái kích hoạt mọi cơ sở hạt nhân và xúc tiến quá trình tái chế các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng”. Động thái này xuất hiện sau khi Triều Tiên khẳng định rút khỏi bàn đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân hôm 14-4-2009.
Trước đó, phản ứng mạnh mẽ việc Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ra tuyên bố lên án việc phóng vệ tinh của nước này hôm 5-4, trong một thông báo mới đây, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên đã "lên án mạnh mẽ" hành động của Liên hợp quốc và cho rằng, hành động đó không chỉ “vi phạm chủ quyền” của nước này mà còn là hành động “hạ thấp phẩm giá” của nhân dân Triều Tiên. Tuyên bố có đoạn viết: “Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường hơn nữa kho vũ khí hạt nhân của mình để đối phó với các mối đe dọa quân sự từ các thế lực thù địch". Thông báo còn khẳng định: "Các cuộc hội đàm sáu bên mà chúng tôi đang tham gia là không còn cần thiết nữa. Chúng tôi sẽ không bao giờ tham gia trở lại và sẽ không liên quan tới bất kỳ một thỏa thuận nào đạt được tại các cuộc hội đàm đó".
Tiến trình đàm phán sáu bên gồm: CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và Mỹ, bắt đầu năm 2003 là nhằm phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Từ đó tới nay, Triều Tiên đã tuân thủ một số thỏa thuận mà tiến trình đạt được như tháo dỡ một phần lò phản ứng hạt nhân Dông Piên và chuyển giao tài liệu về các hoạt động hạt nhân cho IAEA. Tuy nhiên, vòng đàm phán đã ngưng trệ trong vài tháng nay khi cả Oa-sinh-tơn và Bình Nhưỡng đều cáo buộc nhau không tuân thủ cam kết. Vài giờ sau khi Hội đồng Bảo an nhất trí lên án vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên, nước này đã tuyên bố rút khỏi bàn đàm phán sáu bên.
Hành động yêu cầu các thanh sát viên Liên hợp quốc phải rời khỏi nước này và tuyên bố rút khỏi bàn đàm phán sáu bên được xem là động thái trả đũa của Triều Tiên trước tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án việc nước này phóng tên lửa mới đây. Không có một sự thống nhất trong cách giải thích vụ phóng này. CHDCND Triều Tiên lại khẳng định, vụ phóng tên lửa ngày 5-4 là để phóng vệ tinh viễn thông lên quỹ đạo. Tuy nhiên, các nước phương Tây và Nhật Bản coi đó là một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm xa, vi phạm Nghị quyết 1718 của Liên hợp quốc trong việc cấm Triều Tiên phát triển tên lửa đạn đạo. Mặc dù Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có phản ứng một cách kiềm chế nhưng Bình Nhưỡng lại ngay lập tức xem đây là sự xâm phạm quyền lợi và chủ quyền của mình.
Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn đã gọi việc Bình Nhưỡng ngừng hợp tác với IAEA là bước làm không hợp lý. Còn phát ngôn viên chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ Rô-bớt Uốt (Robert Wood) ghi nhận sự cần thiết đưa Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán sáu bên.
Có thể tiên lượng trước những động thái của CHDCND Triều Tiên. Phía Bình Nhưỡng luôn tiếp thu một cách gay gắt bất cứ sự thúc ép nào từ bên ngoài. Do chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ nhiệm kỳ trước, lâu nay Bắc Triều Tiên đã rơi vào vị thế bị đối xử khắt khe. Phần lớn dư luận quốc tế khi đi tìm căn nguyên dẫn đến tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đều nghiêng về ý kiến cho rằng, phần nhiều là hậu quả chính sách của người Mỹ, vốn không tính tới lợi ích hay sự lo ngại của các nước nhỏ.
Ông Xéc-gây Lu-nhép (Sergey Lunev), một nhà đông phương học đã nêu nhận xét: “Đối với Mỹ, cái quan trọng là duy trì nguyên dạng trạng thái hiện nay trên bán đảo Triều Tiên, bảo tồn sự bất hòa giữa hai miền Bắc và Nam. Mỹ luôn lo ngại đánh mất bàn đạp quân sự. Việc Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc cho thấy Đông Bắc Á có ý nghĩa ưu tiên hơn so với châu Âu”.
Ông Glép Páp-lốp-xki (Gleb Pavlovsky), Chủ tịch Quỹ Chính sách toàn cầu của Nga cho rằng, cần phải có những thay đổi trong thái độ đối với Bắc Triều Tiên. Ông nói:“Vấn đề của cộng đồng quốc tế là ở sự bất di bất dịch trong động thái. Ý kiến của các hệ thống quốc tế hiện nay không được tôn trọng. Vì rằng, trong những năm gần đây người Mỹ đã nỗ lực làm cho mọi hình thức gây sức ép với các quốc gia trở nên ít tác dụng”.
Xung quanh vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, đàm phán là giải pháp duy nhất đúng để đảm bảo hòa bình và ổn định lâu dài cho bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á. Vấn đề ở chỗ phải làm điều này bằng cách nào. Việc ngưng cuộc đối thoại đang gây mối đe dọa cho những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình đàm phán nhiều năm qua. Lợi ích chung của tất cả các bên tham gia đàm phán là không để cho điều này xảy ra./.
Chương trình “Vinh quang Việt Nam” lần thứ VII  (16/04/2009)
Hai Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thôi giữ chức để nhận nhiệm vụ khác  (16/04/2009)
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tạp chí Cộng sản và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam  (16/04/2009)
Chỉ tiêu tăng trưởng hạ, quyết tâm càng phải cao  (16/04/2009)
Phê duyệt Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản  (16/04/2009)
Chỉ tiêu tăng trưởng hạ, quyết tâm càng phải cao  (16/04/2009)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay