Tổng kết các vấn đề lớn của Hiến pháp qua thực tiễn sinh động của đời sống
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 cho rằng, việc tổng kết tuy diễn ra trong thời gian ngắn và hết sức khẩn trương, nhưng các bộ, ngành, địa phương đã rất nghiêm túc trong việc triển khai công tác tổng kết và hoàn thành các Báo cáo chuyên đề, làm cơ sở để Chính phủ chỉ đạo xây dựng Báo cáo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992. Việc tổng kết Hiến pháp đã góp phần làm cho các bộ, ngành, địa phương có nhận thức mới về tầm quan trọng của Hiến pháp, cũng như việc cần xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức quyền lực nhà nước.
Quá trình tổng kết thi hành Hiến pháp của Chính phủ đã thu hút được sự quan tâm của dư luận, báo chí, các nhà khoa học và nhân dân, từ đó nâng cao nhận thức của toàn dân về vị trí, vai trò của Hiến pháp đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Chất lượng các báo cáo đã bám sát yêu cầu tổng kết của Ban Chỉ đạo, cơ bản đạt chất lượng tốt, nhất là các báo cáo chuyên đề. Báo cáo của Chính phủ thực hiện một cách toàn diện, công phu, sâu sắc về các vấn đề lý luận và thực tiễn với những kiến nghị được kế thừa và những nội dung cần nghiên cứu, sửa đổi.
Công tác tổng kết được thực hiện khá bài bản, khoa học thông qua việc thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, bộ ngành, địa phương xây dựng các báo cáo gắn trực tiếp với đặc thù, giúp cho Chính phủ và ban chỉ đạo có những cơ sở thực tiễn vừa mang tính tổng hợp, vừa mang tính chuyên sâu để chỉ đạo xây dựng Báo cáo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương và Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo đã có sự chuẩn bị tích cực, nghiêm túc trong quá trình đôn đốc, hướng dẫn việc tổng kết Hiến pháp của các bộ, ngành, địa phương. Trong đó có nhiều báo cáo chuyên đề của bộ, ngành, địa phương có chất lượng cao.
Phó Thủ tướng cũng biểu dương các ý kiến phát biểu thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu tham dự Hội nghị đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề, tạo sức lan toả trong các tầng lớp nhân dân và góp phần quan trọng vào quá trình sửa đổi Hiến pháp.
Phó Thủ tướng yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo cần tiếp tục triển khai nghiêm túc, bảo đảm thời gian về nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo theo kế hoạch đã ban hành, đồng thời sớm thống nhất chương trình hành động của Ban Chỉ đạo trong năm nay.
Để việc tham mưu ý kiến của Ban Chỉ đạo cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung sửa đổi thực sự khoa học, khách quan, xác đáng, có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, Phó Thủ tướng tán thành Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu như tổ chức hội thảo, tọa đàm, khảo sát tại nước ngoài và thực tiễn trong nước về những vấn đề có liên quan…
Bên cạnh đó, tiếp tục lắng nghe ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học và chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ban, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu, tổng kế các vấn đề lớn của Hiến pháp qua thực tiễn sinh động của đời sống hơn 20 năm qua./.
Công điện về đối phó bão số 1  (30/03/2012)
Đồng chí Ngô Văn Dụ làm việc với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và khối doanh nghiệp Trung ương về thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW  (30/03/2012)
Khai mạc Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư năm 2012  (30/03/2012)
Nhà máy Đạm Ninh Bình đi vào hoạt động  (30/03/2012)
Khẩn trương hoàn thành các mốc quốc giới Việt Nam - Lào  (29/03/2012)
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm