Luật hóa chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc
Phương thức hoạt động của Mặt trận ngày càng phong phú, thu hút nhiều tầng lớp, giai cấp tham gia. Ủy ban Mặt trận các cấp đã khẳng định được khả năng trong việc thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng tại địa phương.
Đây là đánh giá của Bộ Nội vụ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 05/NQLT-CP-UBTWMTTQVN về ban hành quy chế Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu
dân cư, ngày 29-3.
Dự và chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc và 5 năm thí điểm thực hiện Nghị quyết liên tịch 05. Qua đó nhấn mạnh, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đi vào cuộc sống một cách hiện hữu, toàn diện trên nhiều lĩnh vực; việc tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân đều có sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc.
Nhiều mảng, nhiều việc đã đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về dân chủ và dân sinh, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, dân chủ xã hội được mở rộng. Đội ngũ cán bộ của Mặt trận Tổ quốc ngày càng bản lĩnh, trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm, nhiều người có trình độ chuyên môn tốt, nhất là kinh nghiệm vận động quần chúng, bảo vệ quyền lợi chân chính của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc đã làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân, những mặt trận nóng bỏng đều có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; có Mặt trận Tổ quốc giám sát, cán bộ đảng viên đã giữ gìn hơn, giảm tiêu cực, tham nhũng, cửa quyền đối với nhân dân. Việc thực hiện thí điểm Nghị quyết liên tịch số 05 đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần hình thành tư tưởng cán bộ lo cho dân, vì dân…
Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế trong công tác phối hợp giữa chính quyền và mặt trận các cấp. Một số nơi cấp ủy chính quyền chưa thực sự quan tâm, chưa nhận thức đầy đủ chức năng của Mặt trận Tổ quốc, công tác chỉ đạo chưa phù hợp, có nơi, có lúc còn gây khó khăn cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, vai trò của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc chưa được phát huy đúng mức.
Phó Thủ tướng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, mặt trận các cấp coi việc thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là nhiệm vụ của mình; thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng bộ máy mặt trận để đáp ứng yêu cầu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới. Các cấp Mặt trận cần chỉ đạo thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quy chế phối hợp với ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân để tạo sự đồng thuận tốt hơn.
Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp phối hợp chặt với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chuẩn bị tốt dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sửa đổi nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về đại đoàn kết dân tộc, luật hóa các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, đặc biệt là mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc với các cơ quan, tổ chức đã thực hiện tốt trong nhiều năm qua.
Các nội dung sửa đổi cần phù hợp với Hiến pháp năm 1992, trong đó luật hóa chức năng giám sát, phản biện của Mặt trận. Bộ Nội vụ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sớm có văn bản chính thức về thực hiện quy chế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền cần thực hiện tốt hơn quy chế phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và Mặt trận Tổ quốc cũng cần chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cùng cấp và các tổ chức thành viên; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ đảng viên thực hiện quy định về giám sát, đồng thời nghiên cứu việc thực hiện quy định về giám sát lồng ghép với thực hiện Quy định 76 của Đảng về sinh hoạt hai chiều của đảng viên ở khu dân cư. Mặt trận Tổ quốc cần hoàn thiện cơ chế giám sát, có cơ chế bảo vệ người giám sát...
Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm: Nhờ có Luật, Mặt trận Tổ quốc được tiếp tục tăng cường, mở rộng và phát huy, hình thành được hệ thống tổ chức liên minh chính trị từ Trung ương tới địa bàn khu dân cư.
Mặt trận Tổ quốc đã giương cao ngọn cờ trung tâm đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc. Vai trò là cơ sở chính trị của nhân dân được phát huy ngày càng cụ thể hơn, đem lại hiệu quả thiết thực hơn, việc lắng nghe tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội được nâng lên.
Những kết quả đạt được, những mặt hạn chế tồn tại sau 10 năm thực hiện Luật Mặt trận Tổ quốc và 5 năm thực hiện Quy chế đã được các đại biểu chỉ rõ tại Hội nghị, qua đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn trong thời gian tới./.
Việt Nam và Hàn Quốc ra thông cáo báo chí chung  (29/03/2012)
Việt Nam tiếp tục tăng đầu tư vào Campuchia  (29/03/2012)
Thông cáo phiên họp thứ 6 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII  (29/03/2012)
Bế mạc phiên họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (29/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam