Đập Thuỷ điện Sông Tranh 2 bảo đảm an toàn
Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, ngay khi sự việc xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải đặt sự an toàn của nhân dân trên hết. Ông Hoàng Quốc Vượng cho rằng việc để nước thấm từ hồ chứa qua các khe nhiệt ra mặt hạ lưu là không theo thiết kế dự án.
Theo đánh giá của các chuyên gia và kết quả kiểm tra khảo sát ban đầu tại hiện trường do các đoàn công tác của EVN, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Bộ Công thương thực hiện, việc thấm qua đập và rò rỉ nước ra phía hạ lưu do một số nguyên nhân, gồm thấm qua kết cấu chống thấm tại khe nhiệt phía thượng lưu đập (khóa Omega) và một số vị trí khác.
Một số lỗ thu nước sát tấm Omega và một số lỗ thu khác ở hành lang bị tắc, không thu gom triệt để nước thấm về hành lang thu nước, nên dòng thấm rò rỉ theo các khe nhiệt chảy ra hạ lưu đập.
Biện pháp khoan phụt chống thấm cục bộ trong hành lang chưa phù hợp đã làm tắc dòng nước chảy vào hành lang thu nước dẫn đến làm tăng lượng thấm về hạ lưu.
Công tác xử lý sự cố đạt kết quả
Hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án Thủy điện 3 xử lý để loại trừ các nguyên nhân trên như thông tắc các lỗ khoan thoát nước thân đập, thu gom nước thấm trong hành lang thu nước đưa về hố xả theo đúng thiết kế, khảo sát lập phương án xử lý giảm tổng lượng thấm qua đập.
Bước đầu cho thấy việc xử lý đã cho hiệu quả tích cực, đến hết ngày 27-3-2012 lượng nước thấm qua khe nhiệt số K16, K18, K21, K24, K28 về phía hạ du đã giảm cơ bản, còn lại khe nhiệt K11 tiếp tục xử lý.
Tuy nhiên, xử lý triệt để vấn đề này cần có thời gian và tiến hành từng bước. Theo ông Hoàng Quốc Vượng, không vì thế mà được phép kéo dài, phải tập trung xử lý trong thời hạn ngắn nhất để bảo đảm an toàn đập ngay trước mùa mưa lũ năm 2012. Bộ Công thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương khắc phục triệt để việc nước thấm qua các khe nhiệt ra hạ lưu, hoàn thành trước 15-4-2012. Hoàn thiện hệ thống thiết bị quan trắc, cập nhật và xử lý kịp thời các số liệu quan trắc được theo thiết kế đã duyệt.
Tiếp đó xây dựng phương án xử lý thấm tổng thể nhằm giảm lưu lượng thấm về nhỏ nhất có thể, hoàn thành việc xử lý trước 31-7-2012.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới Bộ Công thương, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng sẽ cử đoàn giám sát việc xử lý trên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Liên quan đến lo lắng do ảnh hưởng của động đất kích thích tới đập, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết thêm, kiểm tra tại hiện trường cho thấy không phát hiện vết nứt bất thường nào trên thân đập ở phía thượng lưu, hạ lưu và trong các hành lang thu nước trong thân đập.
Công trình đập Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn bảo đảm an toàn ổn định theo yêu cầu thiết kế. Tuy nhiên, Bộ Công thương vẫn yêu cầu EVN phối hợp chặt chẽ với Viện Vật lý địa cầu và các cơ quan chức năng liên quan giám sát, theo dõi các diễn biến về động đất kích thích khu vực lòng hồ Sông Tranh 2 để cập nhật số liệu đánh giá sự làm việc ổn định của đập.
Áp dụng nhiều tiêu chuẩn xây dựng
Tại cuộc họp báo, trả lời các cơ quan báo chí về tiêu chuẩn quốc gia về bê tông đầm lăn chưa có tại sao dự án vẫn được nghiệm thu, Cục trưởng Cục giám định nhà nước Lê Quang Hùng cho biết, theo Luật Xây dựng hiện các công trình chỉ bắt buộc theo quy chuẩn xây dựng do nhà nước ban hành. Bên cạnh đó, chúng ta có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn khác nhau, trong đó có tiêu chuẩn của Việt Nam và có tiêu chuẩn của nước ngoài, kể cả tiêu chuẩn cơ sở, các tiêu chuẩn đó do nhà thiết kế đề xuất và khi phê duyệt dự án, người quyết định đầu tư chấp thuận.
Với bê tông công nghệ đầm lăn là công nghệ mới được du nhập vào Việt Nam và được sử dụng phổ biến ở nhiều công trình thủy điện, như tại Thuỷ điện Sơn La áp dụng công nghệ bê tông đầm lăn tốc độ thi công đạt 170 ngàn m3/tháng, nếu chúng ta xây dựng bằng công nghệ thông thường đạt được tối đa 60 ngàn – 70 ngàn m3/ tháng. Công nghệ bê tông đầm lăn có thể áp dụng nhiều tiêu chuẩn nước ngoài như của Mỹ, Anh, Nhật. Hiện chúng ta áp dụng tiêu chuẩn của Mỹ.
Trước đó Thuỷ điện Pleikrong (Kon Tum) là công trình thuỷ điện đầu tiên áp dụng công nghệ này cũng đã xảy ra hiện tượng rò nước. Theo đánh giá lúc đó lượng nước thấm cũng lớn hơn sự cho phép của thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu cũng xử lý khoan, sau một mùa nước lưu lượng nước thấm vào hành lang thoát nước giảm 25 l/s còn 3 l/s và đã đáp ứng thiết kế và cho đến nay đập đang vận hành an toàn ổn định.
Liên quan đến vấn đề trách nhiệm, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, chất lượng công trình thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, khi có một hiện tượng bất thường xảy ra bắt buộc phải truy cứu nguyên nhân và đưa các giải pháp khắc phục, trên cơ sở đó tùy theo hậu quả để làm rõ trách nhiệm của các bên./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 20  (29/03/2012)
Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc  (29/03/2012)
Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc  (29/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên