Buôn bán vũ khí trên thế giới vẫn tăng mạnh bất chấp suy thoái kinh tế
TCCSĐT - Theo báo cáo được công bố ngày 27-2-2012 của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm Thụy Điển (Sipri), lượng buôn bán vũ khí trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng bất chấp kinh tế thế giới tăng trưởng thấp và nhu cầu tiết kiệm chi tiêu cấp thiết ở nhiều quốc gia.
Sipri là viện nghiên cứu được Quốc hội Thụy Điển thành lập năm 1966, được coi là một trong những viện nghiên cứu danh giá nhất, đáng tin cậy nhất thế giới về chính trị an ninh quốc tế và khu vực. Báo cáo thường niên về tình hình buôn bán vũ khí trên thế giới của Sipri luôn được dư luận quan tâm, chờ đón và dùng làm cơ sở để phân tích cũng như dự báo tình hình chính trị - an ninh thế giới.
Báo cáo mới được Sipri công bố đã đưa lại bức tranh về tình hình buôn bán vũ khí trên thế giới trong năm 2010. Một trong số những kết luận của Sipri là bất chấp tình hình kinh tế thế giới nói chung vẫn rất khó khăn, khủng hoảng tài chính vẫn dai dẳng song bên cạnh việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước, cắt giảm ngân sách quốc phòng ở nhiều quốc gia, doanh số kinh doanh của tất cả các hãng chế tạo vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất thế giới năm 2010 vẫn tăng. Mức tăng tuy có chậm lại nhưng chiều hướng tăng vẫn được duy trì.
Theo Sipri, doanh số kinh doanh vũ khí trong năm 2010 là 411 tỉ USD, tăng 1% so với năm 2009 (406 tỉ USD, tăng 9% so với năm 2008), cao nhất kể từ khi Viện này công bố báo cáo thường niên lần đầu tiên vào năm 2002. Thị trường vũ khí và thiết bị quân sự toàn thế giới năm 2010 được Sipri ước tính đạt mức kỷ lục là 1.630 tỉ USD.
Trong số 100 hãng chế tạo vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất thế giới có 73 hãng có trụ sở ở Mỹ và Tây Âu và chiếm 90% doanh số nói trên. Lockheed Martin (Mỹ) và BAE Systems (Anh) là những hãng đứng đầu danh sách này. Theo các chuyên gia của Sipri, mức độ tăng thấp hơn so với trước không đáng được lưu tâm bằng việc mức độ buôn bán vũ khí vẫn tiếp tục gia tăng bất chấp môi trường kinh tế và tài chính nói chung không còn thuận lợi như trước. Cũng theo Sipri, doanh số kinh doanh của các hãng chế tạo vũ khí và thiết bị quân sự nói trên đã tăng 60% so với năm 2002.
Sipri còn lưu ý đến cuộc chạy đua vũ trang trong thực tế trên thế giới giữa Mỹ, Tây Âu, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và thế giới Arập. Máy bay chiến đấu phản lực và máy bay không người lái, tàu chiến và tàu ngầm, tên lửa và hệ thống phòng không là những mặt hàng được buôn bán nhiều nhất cả về số lượng cũng như giá trị. Mỹ là nước xuất khẩu vũ khí và thiết bị quân sự lớn nhất thế giới, tiếp đến là Nga và Tây Âu. Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến rất nhiều biến động lớn về chính trị an ninh và kinh tế tài chính, nhưng báo cáo của Sipri cho thấy xem ra ở thời nào thì buôn bán vũ khí và thiết bị quân sự cũng vẫn rất phát đạt./.
Thêm một Hội nghị của Nhóm G20 kết thúc mà không đạt được kết quả cụ thể  (28/02/2012)
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam  (28/02/2012)
Về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế - suy ngẫm và hành động  (28/02/2012)
Chủ tịch Thượng viện Chile bắt đầu thăm Việt Nam  (28/02/2012)
Việt Nam dự khóa họp Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc  (28/02/2012)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay