Vai trò của biển và đại dương trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trong một nghiên cứu về chủ đề “Kinh tế xanh trong một thế giới xanh" công bố ngày 1-2-2012, Liên hợp quốc đã khẳng định tiềm năng khổng lồ của biển và đại dương trong phát triển kinh tế bền vững và giảm đói nghèo.
Dẫn nghiên cứu nhấn mạnh sự lành mạnh của môi trường biển và đại dương cùng khu vực ven biển là những nhân tố thiết yếu trong nền kinh tế xanh. Một đường lối kinh tế bền vững hơn có thể thúc đẩy sự lành mạnh của hệ sinh thái và hiệu quả kinh tế của các hệ sinh thái biển và ven biển nhằm khơi dậy tiềm năng tự nhiên của môi trường biển như nguồn năng lượng tái sinh, du lịch sinh thái, ngư nghiệp và vận tải bền vững. Biển và đại dương là trụ cột chính trong phát triển và chống đói nghèo của nhiều nước nhưng các dịch vụ hệ sinh thái được môi trường biển và ven biển cung cấp như an ninh lương thực, giảm biến đổi khí hậu… hiện đang bị kéo căng quá mức.
Nghiên cứu đưa ra các số liệu cho thấy, 20% rừng đước ven biển trên thế giới đã biến mất, hơn 60% dải san hô nhiệt đới đang bị đe dọa nghiêm trọng. Với hơn 40% dân số thế giới sống trong bán kính 100 km từ bờ biển, tác động của con người ngày càng gây nguy hại cho sức khoẻ và hiệu quả kinh tế của biển và đại dương trên toàn cầu. Các chất ô nhiễm hữu cơ có gốc nitơ đổ ra biển do các hoạt động của con người đã tăng gấp 3 lần so với thời kỳ trước công nghiệp hoá và có thể tăng thêm 2,7 lần so với hiện nay nếu hiện trạng ô nhiễm hiện nay vẫn tiếp tục đến năm 2050.
Nghiên cứu chung của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Vụ Kinh tế và các vấn đề xã hội của Liên hợp quốc (UN DESA), Liên minh quốc tế bảo tồn tự nhiên (IUCN), Trung tâm cá thế giới và Cơ quan thông tin môi trường cho các nhà hoạch định chính sách (GRID) khuyến cáo quản lý bền vững các nguồn phân bón trong nông nghiệp có thể giảm chi phí chống ô nhiễm biển tới 100 tỉ USD hàng năm chỉ riêng ở Liên minh châu Âu. Tăng cường đầu tư xanh phát triển bền vững các nguồn tài nguyên biển và ven biển cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý các hệ sinh thái xuyên quốc gia này có tầm quan trọng thiết yếu thúc đẩy quá trình chuyển nền kinh tế không bền vững hiện nay sang nền kinh tế xanh.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thế giới cần dành 50 tỉ USD hàng năm để khôi phục lượng cá và giảm khả năng đánh bắt xuống mức hợp lý nhất trong bối cảnh có tới 30% nguồn cá đang bị khai thác cạn kiệt và 50% đang bị khai thác ở mức độ tối đa. Nuôi trồng thuỷ sản sẽ tạo ra nhiều việc làm có chất lượng, góp phần cân bằng thương mại và đáp ứng nhu cầu thuỷ sản đang tăng nhanh trên toàn cầu. Thúc đẩy công nghệ xanh vừa giúp giảm mạnh khí thải các bon gây hiệu ứng nhà kính vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an ninh lương thực và dinh dưỡng, giảm đói nghèo. Xanh hoá ngành vận tải đường biển, hiện vận chuyển hơn 90% hàng hoá thương mại toàn cầu và được coi là an toàn, hiệu quả và an ninh nhất, có thể đạt được thông qua nỗ lực của các nước thực hiện các tiêu chuẩn vận tải xanh, chuyển các nguồn nhiên liệu truyền thống sang sử dụng các nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường biển.
Nghiên cứu chung của các cơ quan Liên hợp quốc kêu gọi các nước khai thác các nguồn năng lượng tái sinh từ biển và đại dương như các nguồn năng lượng gió, sóng biển và thuỷ triều. Các nguồn năng lượng này hiện mới chiếm 1% tổng sản lượng các nguồn năng lượng tái sinh toàn cầu./.
Tổng thống UAE mong muốn tăng cường quan hệ hơn nữa với Việt Nam  (02/02/2012)
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam dịp Tết Nhâm Thìn tăng  (02/02/2012)
Về bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay  (02/02/2012)
Về bản lĩnh chính trị của Đảng hiện nay  (02/02/2012)
Để Đảng giữ vững sứ mệnh lịch sử với sự phát triển của đất nước, dân tộc  (02/02/2012)
Dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử-văn hóa Kim Liên  (02/02/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên