Hàng chục nghìn người mít tinh ủng hộ đảng Nước Nga Thống nhất
Ngày 12-12-2011, Tại Liên bang Nga, nhân ngày Hiến pháp Liên bang Nga, Đảng Nước Nga Thống nhất (UR) cầm quyền đã tổ chức mít tinh rầm rộ tại Quảng trường Quần Ngựa ở trung tâm thủ đô Moscow ủng hộ UR và bộ đôi Tổng thống Nga D.Medvedev và Thủ tướng Nga V.Putin, với sự tham gia của khoảng 15.000 - 25.000 người.
Với khẩu hiệu "Vinh quang nước Nga", hàng chục nghìn người là đảng viên UR và thành viên Mặt trận Nhân dân toàn Nga (ONF) cùng các tổ chức thanh niên ủng hộ chính quyền gồm "Đội cận vệ trẻ UR", "Nước Nga Trẻ" và "Nasi"... đã bày tỏ quyết tâm ủng hộ chính quyền do UR và bộ đôi Tổng thống Nga D.Medvedev và Thủ tướng Nga V.Putin đứng đầu để đáp lại những cuộc biểu tình phản đối của phe đối lập trong những ngày qua.
Cùng ngày, "Báo Nga" đã đăng bài của Chánh án Toà án Hiến pháp Liên bang Nga, ông Valery Zorkin bày tỏ lo ngại về làn sóng biểu tình phản đối sau cuộc bầu cử Duma quốc gia (Hạ viện) đang diễn ra tại thủ đô Moscow và nhiều tỉnh, thành của nước Nga.
Chánh án Valery Zorkin cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, hơn bao giờ hết cần phải bảo vệ luật pháp nhằm bảo vệ nước Nga, bởi phe đối lập được bên ngoài kích động mạnh mẽ, đang tạo ra nguy cơ nhằm tái diễn tình hình xung đột năm 1993 với hậu quả nặng nề là máu đổ trên đường phố, trụ sở Quốc hội bị xe tăng nã pháo và tình trạng không tôn trọng pháp luật. Ông khẳng định làn sóng biểu tình phản đối hiện nay đang vượt ra ngoài quy định của Hiến pháp và pháp luật Nga, vì thế cần có một "bàn tay sắt" để loại trừ nguy cơ đối với thể chế Liên bang Nga, lập lại trật tự-trị an và uy lực của pháp chế.
Liên quan đến cuộc bầu cử Duma, Đảng Cộng sản Liên bang Nga (KPRF) và đảng Tự do - Dân chủ Nga (LDPR) đã từ chối đề nghị của đảng Nước Nga Công bằng (SR) trả lại 212 ghế trong Duma Quốc gia khoá VI mà ba chính đảng này đã giành được trong cuộc bầu cử vừa qua, nhằm đòi tổ chức bầu cử lại.
Theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga, Duma Quốc gia (gồm 450 ghế) chỉ có thể hoạt động nếu có ít nhất hai chính đảng giành quyền đại diện. Lãnh đạo SR (64 ghế) ngày 12-12 đã kêu gọi KPRF (92 ghế) và LDPR (56 ghế) trả lại số ghế mà họ giành được tại Hạ viện khoá mới và đòi Đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền tổ chức bầu cử lại.
Tuy nhiên, lãnh đạo KPRF và LDPR đã thẳng thừng từ chối đề nghị này, coi đó là hành động tuyên truyền đơn thuần của SR cho cuộc bầu cử tổng thống vào đầu năm tới. Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Trung ương KPRF kiêm Phó Chủ tịch Duma Quốc gia, ông Ivan Melnikov và Trưởng phái nghị sĩ LDPR, ông Igor Lebedev, đều khẳng định hai chính đảng này sẽ nộp đơn kiện những vi phạm xảy ra trong ngày bầu cử 4-12 vừa qua, nhưng không có ý định trả lại các ghế đã giành được một cách hợp pháp tại Duma Quốc gia khoá VI.
Phó Chủ tịch Ivan Melnikov nêu rõ đề nghị của SR là phi thực tế và làm cho cử tri Nga mất lòng tin vào các chính đảng, đồng thời là hành động phản bội tất cả những người đã nỗ lực vì KPRF trong quá trình vận động tranh cử.
Về phần mình, ông Igor Lebedev nhấn mạnh việc các chính đảng trả lại ghế đại biểu có thể làm bùng phát nội chiến như đã từng diễn ra năm 1993 tại Nga./.
Gói cứu trợ mới cho cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone  (12/12/2011)
Biểu hiện mới về nền dân chủ ở Nga  (12/12/2011)
Khai mạc Hội nghị ngoại giao lần thứ 27  (12/12/2011)
Xây dựng nông thôn mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn  (12/12/2011)
Đoàn Việt Nam dự Hội nghị quốc tế các đảng cộng sản  (12/12/2011)
Phát triển toàn diện quan hệ với EP, Bỉ và Anh  (12/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên