Phát triển toàn diện quan hệ với EP, Bỉ và Anh
- Xin Chủ nhiệm cho biết kết quả chính trong chuyến thăm chính thức EP, Vương quốc Bỉ và Vương quốc Anh lần này của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta?
Chủ nhiệm Trần Văn Hằng: Chuyến thăm chính thức EP, Vương quốc Bỉ và Vương quốc Anh của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta từ ngày 4 đến ngày 11-12 vừa qua có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm triển khai những định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước mà Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIII vừa mới thông qua.
Thành công lớn nhất trong chuyến đi này là cả phía Việt Nam và các đối tác đã tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau; chia sẻ và đồng thuận với nhau về quan điểm đối với những vấn đề quốc tế và khu vực mà các bên cùng quan tâm; đồng thời nâng cao một bước hợp tác không chỉ về kinh tế, thương mại mà còn cả về văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và ngoại giao nhân dân.
Trong các điểm đến thăm, làm việc của Chủ tịch Quốc hội và Đoàn lần này, mỗi điểm có một mối quan tâm khác nhau đối với Việt Nam. Tuy nhiên, điểm chung nhất của cả 3 đối tác là cùng mong muốn tăng cường, đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Việt Nam.
Qua chuyến thăm lần này, chúng ta đã làm sâu sắc hơn, giúp các đối tác nắm vững hơn chủ trương, đường lối trong hoạt động đối ngoại cũng như chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội; đồng thời, giải đáp các khúc mắc mà phía đối tác quan tâm về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2011 của Việt Nam, như chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Thành công của chuyến thăm đã vượt yêu cầu đặt ra. Chúng ta đều biết, đối ngoại nghị viện là một trong 3 kênh đối ngoại quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong năm 2011 vừa qua, hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã có những đổi mới, khởi sắc, tạo tiền đề mạnh mẽ cho việc thúc đẩy hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và bạn bè quốc tế, trên cơ sở đó xúc tiến các hoạt động hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Việc thiết lập thành công Nhóm những người bạn Việt Nam trong EU trong chuyến thăm lần này là một minh chứng cụ thể trong công tác đối ngoại của Quốc hội. Nhóm này bao gồm những người bạn tâm huyết, nhiệt tình, thủy chung tập hợp lại với một mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa quan hệ giữa EU với Việt Nam.
Bên cạnh đó, thành công rực rỡ của 2 diễn dàn doanh nghiệp tại Bỉ và Anh đã tập hợp được rất nhiều các nhà quản lý, lãnh đạo của các bộ, ngành; các nghị sỹ, các doanh nhân từ những tập đoàn kinh tế lớn thuộc hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu. Đây cũng là những doanh nghiệp lớn mà Việt Nam mong muốn được trở thành đối tác, qua đó tăng cường cơ hội cho hoạt động giao lưu nhân dân.
- Thưa Chủ nhiệm, chuyến thăm Châu Âu đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa như thế nào trong chương trình công tác đối ngoại của Quốc hội Khóa XIII?
Chủ nhiệm Trần Văn Hằng: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam nằm trong chương trình thực hiện đổi mới trong hoạt động của Quốc hội Khóa XIII. Trong đó, công tác đối ngoại nghị viện là một trong những nội dung hàng đầu. Bởi ở các nước, nghị viện, các nghị sỹ có vai trò rất quan trọng. Thực tế cho thấy, có những vấn đề, chúng ta phải tiếp cận qua nhiều kênh khác nhau nhưng chưa đạt được hiệu quả, khi thông qua ngoại giao nghị viện thì lại giải quyết tốt.
Trong chuyến thăm vừa qua, kể cả EP hay thượng viện, hạ viện Bỉ và Anh đều đánh giá cao và mong chờ chuyến thăm này của Quốc hội Việt Nam với thái độ chân thành, cởi mở và hợp tác.
Một thể hiện rất sinh động là Chủ tịch Hạ viện Bỉ lên tận máy bay để đón Chủ tịch Quốc hội chúng ta. Điều này chưa từng có trong thông lệ. Còn tại Anh, Hoàng tử Andrew thể hiện rất rõ mối quan tâm đến Việt Nam bằng việc đích thân chủ trì diễn đàn doanh nghiệp hai nước và tiếp riêng Chủ tịch Quốc hội và Đoàn. Hoàng tử cũng cho rằng, đây là thời điểm “vàng” trong quan hệ Anh-Việt, hai bên cần hành động mạnh mẽ các chương trình, dự án hợp tác.
Và ngay cả Thị trưởng Tài chính London cũng đã hứa sẽ giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đó chính là những lĩnh vực rất mạnh, phù hợp với chủ trương tái cấu trúc lại ngành tài chính của chúng ta để đáp ứng đúng với yêu cầu phát triển của thời kỳ mới.
- Thưa Chủ nhiệm, chúng ta phải làm gì để cụ thể hóa những kết quả tốt đẹp đã đạt được sau chuyến thăm lần này?
Chủ nhiệm Trần Văn Hằng: Trước mắt, bên cạnh việc tăng cường tiếp xúc giữa nghị viện của các nước này với Quốc hội Việt Nam, trên cơ sở thành công của 2 diễn đàn doanh nghiệp song phương, đội ngũ doanh nghiệp trong nước cần khẩn trương xây dựng kế hoạch tiếp cận với bạn, thiết lập các đề án hợp tác cụ thể, nhất là trong các lĩnh vực tài chính, giao thông. Có như vậy, mới tận dụng và cụ thể hóa triệt để thành công của chuyến thăm.
- Xin trân trọng cám ơn Chủ nhiệm!/.
Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển  (12/12/2011)
Tây Nguyên thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị  (12/12/2011)
Chủ tịch nước làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Hà Giang  (12/12/2011)
Chủ tịch nước thăm vùng biên cương Hà Giang  (11/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên