Hội thảo khoa học: Xây dựng nông thôn mới – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Đến dự và chỉ đạo hội thảo có các đồng chí: PGS. TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phạm Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định; Nguyễn Đăng Khoa, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, các nhà khoa học và đại diện một số xã điểm trong thực hiện mô hình nông thôn mới theo Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X)
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, PGS.TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản đã chỉ rõ: Nghị quyết số 26, ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã nêu rõ mục tiêu: "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường". Mục tiêu hướng tới là đến năm 2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên tổng số 9.121 xã hiện nay của cả nước ta theo 19 tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16-4-2009. Đồng thời chỉ ra hai nhóm vấn đề mà hội thảo cần trao đổi sâu, bám sát nhiệm vụ của Nghị quyết Đảng và Chưng trình mục tiêu của Chính phủ đặt ra là: Làm thế nào để tiếp tục quán triệt Nghị quyết tới cán bộ, người dân từ Trung ương tới địa phương một cách tốt nhất, tạo ra sự hưởng ứng sâu rộng trong toàn xã hội về xây dựng nông thôn mới; Làm sao để đẩy nhanh việc ban hành và hướng dẫn thực hiện đồng bộ các chính sách để tháo gỡ các vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhằm tập trung sự nỗ lực, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.
Với hơn 40 tham luận, các đại biểu, các nhà khoa học đã bàn luận về các vấn đề như: Đẩy mạnh triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị; Xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn cả miền núi và ven biển; Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng chú trọng phát triển hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp - nông thôn…
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại là nội dung vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài. Trong quá trình tổ chức cuộc vận động xã hội về xây dựng nông thôn mới phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nông dân (bao gồm cả vị thế chính trị, kinh tế). Đây là nhóm dân số đông nhất nước ta hiện nay, là giai cấp đã cùng với giai cấp công nhân Việt Nam đi suốt chiều dài lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng hiện tại đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế - văn hóa – tinh thần và nhìn chung là nhận thức thấp. Nông thôn là khu vực rộng lớn nhất, đa dạng cư dân, đa dạng văn hóa truyền thống…nên cần có cách tổ chức vận động phù hợp. Quyết định lựa chọn một cách khoa học, sát thực tế với từng địa phương những nội dung, việc cần ưu tiên làm trước. Trong đó, kiên trì quy hoạch và bổ sung quy hoạch lại nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới và phải đi trước một bước. Từ quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng đến quy hoạch chi tiết, tôn trọng quá trình tích lũy nhiều đời quy hoạch làng quê Việt Nam. Hạn chế tối đa gây xáo trộn, tốn kém gây tâm lý không tốt, không thiết thực khi làm quy hoạch hoặc gây ảo tưởng trong dân.
Về vai trò của hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc xây dựng nông thôn mới, ThS Nguyễn Hoàng Việt (Tạp chí Cộng sản) nêu rõ: Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Phải khẳng định điều này vì chăm lo đời sống toàn dân, xây dựng xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là chủ trương xuyên suốt trong công tác lãnh đạo của Đảng. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 cần cả xã hội tập trung một cách có hệ thống về quyết tâm và nguồn lực, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự điều hành của Chính phủ, sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân, tổ chức để cùng tạo nên sự phát triển mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, TS. Trần Ngọc Tuệ (Viện Khoa học Xã hội – Nhân văn Quân sự, Bộ Quốc phòng) cho rằng: Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới cần tập trung giải quyết tốt việc quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn bao gồm cải tạo các làng cũ, xây dựng làng mới, quy hoạch tổng thể các xã, làng. Nhằm tiến tới góp phần thu hẹp chênh lệch về điều kiện sống, lao động giữa đô thị và nông thôn.
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đăng Khoa khẳng định: Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là Nghị quyết mang tính toàn diện và đầy đủ nhất để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta từ trước đến nay. Vì vậy, được nhân dân cả nước, nhất là cư dân nông thôn tích cực đón nhận, kỳ vọng về một thời kỳ với tương lai phát triển mạnh mẽ. Nhiều nội dung của Nghị quyết khi được triển khai đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và tạo sự chuyển biến rõ rệt, nhất là những nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp, giảm nghèo; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; vấn đề an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống…phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện Nghị quyết 26 về xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề sau.
Thứ nhất, trong việc nhận thức xây dựng nông thôn mới, đây là vấn đề liên quan tới cộng đồng, cần tăng cường tuyên truyền vận động thuyết phục và làm rõ vai trò chủ thể của người nông dân. Phải thống nhất phương châm “Người dân làm, Nhà nước hỗ trợ” thay cho khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
Thứ hai, cần phải quan tâm tới cấp cơ sở một cách quyết liệt. Quan tâm động viên khích lệ các phong trào thi đua, tập trung phát triển sản xuất, thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp.
Thứ ba, trong việc ban hành cơ chế chính sách, cần phải khuyến khích chính sách địa phương trồng lúa, thay nguồn ngân sách Trung ương bằng ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, cần rút ra bài học kinh nghiệm, đó là lấy xây dựng là tiền đề và luôn luôn đặt lợi ích của người dân là mục tiêu cao nhất./.
Đưa quan hệ Quốc hội Việt Nam-Anh lên tầm cao mới  (09/12/2011)
Đà Nẵng nhận đá chủ quyền quần đảo Trường Sa  (09/12/2011)
Chủ tịch nước làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng  (09/12/2011)
Xây dựng đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu hiện nay  (09/12/2011)
Nâng cao sức cạnh tranh của tập đoàn kinh tế nhà nước  (09/12/2011)
Công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và sự phát triển bền vững  (09/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên