Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt NamViệt - Belarus
Việt Nam - Belarus có mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt từ khi Belarus còn thuộc Liên bang Xô-viết. Belarus coi trọng quan hệ, vị thế của Việt Nam và coi Việt Nam là đối tác tin cậy của Belarus trên trường quốc tế.
Belarus đã lập Đại sứ quán tại Việt Nam từ năm 1998. Việt Nam lập Đại sứ quán tại Belarus tháng 10-2003 và cử Đại sứ thường trú đầu tiên tại Belarus tháng 3-2005. Hai bên duy trì thường xuyên trao đổi đoàn giữa các bộ, ngành, địa phương cũng như tiếp xúc cấp cao đồng thời hợp tác chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế khác.
Với việc trao đổi một số mặt hàng truyền thống, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Belarus trong 8 tháng đầu năm 201 1 đạt gần 151 triệu USD, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2010.
Việt Nam xuất sang Belarus thủy hải sản, đồ điện, điện tử, điện thoại, máy in, hàng dệt may, giày dép, gạo, cao su tự nhiên, rau quả đóng hộp...; nhập khẩu phân bón, máy móc, thiết bị, linh kiện phụ tùng ô tô, máy kéo...
Những năm gần đây, hàng thủy sản của Việt Nam đã từng bước thâm nhập vào thị trường Belarus và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Belarus. Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Belarus về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật đã họp thường niên 8 khóa.
Tại Khóa họp 8 (15 và 16-11-2010 tại Minsk) hai bên đã ký chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Belarus trong lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2011-2012.
Những năm qua, Belarus đã giúp Việt Nam đào tạo nhiều cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay có khoảng 70 sinh viên Việt Nam đang theo học ở Belarus.
Giữa hai nước, hợp tác khoa học và công nghệ được duy trì và phát triển, các tổ chức khoa học và công nghệ hai nước hợp tác chặt chẽ, nhiều dự án đã được triển khai và có kết quả tốt. Ủy ban hợp tác về khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Belarus đã tiến hành được 6 khóa họp. Hợp tác lao động là hướng mới triển vọng giữa hai nước.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty xây dựng của Belarus đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Công trình xây dựng khu thể thao giải trí tại thủ đô Minsk.
Hợp tác giữa các địa phương hai nước được tích cực thúc đẩy, hai bên đã ký các văn kiện hợp tác giữa Hà Nội và Minsk, Đà Nẵng và tỉnh Grodno; Thành phố Hồ Chí Minh và Minsk, Grodno...
Trong chuyến thăm Belarus của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (tháng 5-2010) hai bên đã ký Bản ghi nhớ về những phương hướng hợp tác giữa Thủ đô hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, giao thông và văn hóa. Hai bên cũng thúc đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực an ninh - quốc phòng, y tế, văn hóa - thông tin, thể thao - du lịch, đặc biệt sau khi các Thỏa thuận, hợp động được ký kết giữa các bộ, ngành liên quan trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Cộng hòa Belarus A. Lukashenko năm 2008.
Hiện nay, có khoảng 600 người Việt Nam đang sinh sống tại Belarus. Nhìn chung cộng đồng Việt Nam được chính quyền tạo điều kiện tương đối thuận lợi trong học tập, cư trú và kinh doanh theo pháp luật sở tại.
Tháng 12-2006, Tổng thống A. Lukashenko đã cho phép những công dân Việt Nam đã lao động, học tập tại Belarus trước năm 1992 được định cư hợp pháp, lâu dài ở Belarus.
Các hiệp định khung đã ký giữa hai nước, Nghị định thư về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Belarus (ký ngày 24-01-1992); Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Belarus về hợp tác kinh tế - thương mại (ký ngày 19-3-1992); Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Belarus về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (ký ngày 21-6-1993); Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Belarus về việc miễn thị thực cho công dân hai nước đi lại lẫn nhau vì công việc (ký ngày 25-10-1993); Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Belarus về vận tải hàng không (ký năm 2007); Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Belarus về nguyên tắc hợp tác giữa các cơ quan hành chính địa phương Việt Nam và các cơ quan hành pháp và chỉ đạo địa phương Belarus (ký tháng 10-2009); Thỏa thuận khung giữa Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Belarus về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (5-2010); Bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia Belarus về trao đổi thông tin về giám sát hoạt động ngân hàng (5-2010)...
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Belarus nhằm triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, mở rộng, tăng cường quan hệ đối với ASEAN, trong đó có Việt Nam; thể hiện coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt với Việt Nam; thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư; tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư cho các doanh nghiệp Belarus tại Việt Nam.
Ngoài ra, hai bên sẽ trao đổi những vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm nhằm tăng cường phối hợp trên các diễn đàn đa phương./.
Kỳ họp đã có những cải tiến, đổi mới, mang lại hiệu quả thiết thực  (26/11/2011)
Thời cơ và thách thức trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay  (26/11/2011)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên