Diễn đàn “Liên kết phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”
Diễn đàn do Ban chỉ đạo (BCĐ) Tây Nam bộ chủ trì và phối hợp cùng các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Có gần 500 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các nhà doanh nghiệp đến tham dự chuỗi sự kiện của MDEC Cà Mau 2011 diễn ra từ ngày 19-10 đến ngày 21- 10 -2011.
Với chủ đề “ĐBSCL – Liên kết phát triển bền vững”, MDEC Cà Mau 2011 nhấn mạnh đến các cam kết và biện pháp nhằm gia tăng và nâng cao hiệu quả các hoạt động liên kết của vùng; tạo dựng hình ảnh và tinh thần hợp tác liên kết mới của các tỉnh, thành và các Bộ, ngành cùng hướng đến sự phát triển bền vững cho vùng ĐBSCL.
Tại lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ Tây Nam Bộ, cho biết: “Nhiệm vụ của MDEC Cà Mau 2011 tập trung vào 3 nội dung. Một là, hợp tác xây dựng dự thảo cơ chế, chính sách liên kết bao gồm: liên kết nội vùng - trong đó nhấn mạnh vai trò của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL và thành phố Cần Thơ; liên kết vùng với các bộ, ngành Trung ương; liên kết vùng với thành phố Hồ Chí Minh và “liên kết bốn nhà” trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm tạo hành lang pháp lý cho liên kết vùng. Hai là, hợp tác xây dựng chiến lược liên kết giữa vùng với các địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của vùng ĐBSCL. Ba là, hợp tác xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư chung cho vùng và cụm tỉnh, thành đến năm 2015.
MDEC Cà Mau 2011 gồm 5 hoạt động chính:
Hôm nay, 19-10, BCĐ Tây Nam Bộ chủ trì Hội nghị “Công tác xúc tiến vùng ĐBSCL”. Tại hội nghị, đại diện các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh thành vùng ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh tập trung đánh giá các chương trình hợp tác xúc tiến (đầu tư, thương mại, du lịch…) theo tuyên bố chung của MDEC hàng năm; đưa ra sáng kiến, giải pháp và chương trình hợp tác xúc tiến năm 2012 và định hướng xúc tiến giai đoạn 2012 – 2015.
Sáng 20-10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì “Diễn đàn Doanh nghiệp ĐBSCL năm 2011”. Diễn đàn nhằm lắng nghe ý kiến của chính quyền, các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp về cơ hội liên kết hợp tác phát triển; liên kết đẩy mạnh xuất khẩu; vấn đề an ninh lương thực và liên kết xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo tại vùng ĐBSCL; thảo luận vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong liên kết vùng ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Chiều 20-10, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế chủ trì “Hội nghị hợp tác kinh tế quốc tế vùng ĐBSCL năm 2011”. Hội nghị sẽ sơ kết hoạt động ngoại giao và kinh tế đối ngoại của vùng ĐBSCL; đánh giá những tiềm năng thế mạnh, những khó khăn, nhu cầu phát triển kinh tế đối ngoại của vùng; thảo luận và đề xuất các giải pháp liên kết thu hút các nguồn vốn ODA, FDI, NGO; thu hút tầng lớp trí thức, doanh nhân kiều bào tham gia vào quá trình phát triển vùng ĐBSCL.
Sáng 21-10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì “Hội thảo khoa học về Cơ chế liên kết vùng ĐBSCL”. Hội thảo tập trung góp ý, thảo luận về Dự thảo cơ chế liên kết vùng ĐBSCL và cơ chế liên kết vùng ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động liên kết vùng sau này.
Chiều 21-10, “Hội nghị Ban chỉ đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL – Cà Mau 2011” sẽ đánh giá các chương trình hợp tác liên kết giữa các tỉnh, thành vùng ĐBSCL và giữa vùng ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh; thảo luận cơ chế liên kết vùng; sơ kết và bàn thảo định hướng chương trình hoạt động kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của vùng ĐBSCL; thông qua chương trình hợp tác xúc tiến năm 2012; chọn chủ đề và trao quyền đăng cai cho đơn vị tổ chức MDEC năm 2012...
Năm 2007, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề: “Kinh tế ĐBSCL những tác động từ WTO”. Diễn đàn năm 2008 tổ chức tại Cần Thơ với chủ đề: “Vì sự phát triển hạ tầng giao thông”. Diễn đàn năm 2009 tổ chức tại An Giang với chủ đề: “Phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL thời kỳ hội nhập”. Diễn đàn năm 2010 tổ chức tại Kiên Giang, với chủ đề: “Phát huy lợi thế sông và biển phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL”./.
Việt Nam ủng hộ đưa vấn đề giới vào chính sách  (19/10/2011)
Sẽ có nhiều đổi mới tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII  (19/10/2011)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ  (19/10/2011)
Chủ tịch QH tiếp Đại sứ Anh và Trưởng phái đoàn EU  (18/10/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri  (18/10/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên