Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng lương thực trên thế giới
20:40, ngày 14-10-2011
TCCSĐT - Trong báo cáo mới được công bố ở Roma (Italia), ba tổ chức của Liên hợp quốc là Tổ chức lương thực và nông nghiệp (FAO), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) và Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã phác họa bức tranh đáng lo ngại về tình hình lương thực nói chung trên thế giới.
Cả ba tổ chức này của Liên hợp quốc đều cảnh báo về tình trạng giá lương thực tăng cao và biến động thất thường, tác động rất tiêu cực đến diện người có thu nhập thấp trên thế giới, đặc biệt đối với người nghèo.
Theo báo cáo thường niên năm nay được ba tổ chức này công bố về tình hình sản xuất và cung ứng lương thực trên thế giới, hiện có khoảng 925 triệu người ở các châu lục và khu vực bị thiếu lương thực hoặc đói. Ba tổ chức này cho rằng nguyên nhân khiến giá lương thực tăng cao và biến động thất thường là tác động của thời tiết, sử dụng lương thực làm nhiên liệu và nguyên vật liệu sinh học cũng như đầu cơ. Ba tổ chức này đều nghi ngờ khả năng đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc là cho tới năm 2015 giảm được một nửa số lượng người bị thiếu lương thực và đói trên thế giới nếu như không có sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động của các chính phủ và người dân. Trong báo cáo này, ba tổ chức trên dự báo là cho dù đạt được mục tiêu đó như dự định vào năm 2015 thì trên thế giới vẫn còn có tới 600 triệu người thiếu đói lương thực.
FAO, IFAD và WFP kêu gọi chấm dứt ngay tình trạng lãng phí lương thực ở các nước công nghiệp phát triển và tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đồng thời Liên hợp quốc phải giúp các nước nâng cao năng suất nông nghiệp và thúc đẩy đầu tư nhiều hơn vào phát triển nông nghiệp.
Thông qua việc chỉ ra 3 mối nguy cơ nêu trên có thể đưa đến khủng hoảng lương thực trên thế giới, báo cáo của ba tổ chức nói trên của Liên hợp quốc gián tiếp chỉ trích chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã không có chính sách thích hợp trong việc chống đầu cơ lương thực và sử dụng lương thực làm nhiên liệu và nguyên vật liệu.
Có thể nhận thấy ở đó quan điểm chung của các tổ chức này là phải sử dụng lương thực trước hết vào việc đẩy lùi nạn đói, sau đó mới được dành cho việc làm ra từ đó nhiên liệu và nguyên vật liệu sinh học. Báo cáo cũng còn khuyến nghị chính phủ các quốc gia nên có chiến lược an ninh lương thực bền vững để có thể đối phó được với tác động và hậu quả của thiên tai có thể bất ngờ xảy ra./.
Theo báo cáo thường niên năm nay được ba tổ chức này công bố về tình hình sản xuất và cung ứng lương thực trên thế giới, hiện có khoảng 925 triệu người ở các châu lục và khu vực bị thiếu lương thực hoặc đói. Ba tổ chức này cho rằng nguyên nhân khiến giá lương thực tăng cao và biến động thất thường là tác động của thời tiết, sử dụng lương thực làm nhiên liệu và nguyên vật liệu sinh học cũng như đầu cơ. Ba tổ chức này đều nghi ngờ khả năng đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc là cho tới năm 2015 giảm được một nửa số lượng người bị thiếu lương thực và đói trên thế giới nếu như không có sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động của các chính phủ và người dân. Trong báo cáo này, ba tổ chức trên dự báo là cho dù đạt được mục tiêu đó như dự định vào năm 2015 thì trên thế giới vẫn còn có tới 600 triệu người thiếu đói lương thực.
FAO, IFAD và WFP kêu gọi chấm dứt ngay tình trạng lãng phí lương thực ở các nước công nghiệp phát triển và tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ở các nước đang phát triển, đồng thời Liên hợp quốc phải giúp các nước nâng cao năng suất nông nghiệp và thúc đẩy đầu tư nhiều hơn vào phát triển nông nghiệp.
Thông qua việc chỉ ra 3 mối nguy cơ nêu trên có thể đưa đến khủng hoảng lương thực trên thế giới, báo cáo của ba tổ chức nói trên của Liên hợp quốc gián tiếp chỉ trích chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đã không có chính sách thích hợp trong việc chống đầu cơ lương thực và sử dụng lương thực làm nhiên liệu và nguyên vật liệu.
Có thể nhận thấy ở đó quan điểm chung của các tổ chức này là phải sử dụng lương thực trước hết vào việc đẩy lùi nạn đói, sau đó mới được dành cho việc làm ra từ đó nhiên liệu và nguyên vật liệu sinh học. Báo cáo cũng còn khuyến nghị chính phủ các quốc gia nên có chiến lược an ninh lương thực bền vững để có thể đối phó được với tác động và hậu quả của thiên tai có thể bất ngờ xảy ra./.
Tạp chí Cộng sản số 828 (10 - 2011)  (14/10/2011)
Một số hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang  (14/10/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Xri Lanca  (14/10/2011)
Ngày 20-10, khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII  (13/10/2011)
Chính phủ Việt Nam - Ấn Độ ký 6 văn kiện hợp tác  (13/10/2011)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên