Đổi mới quy trình, thủ tục tiến hành phiên chất vấn của Quốc hội
Các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá quy trình, thủ tục tiến hành phiên họp chất vấn của Quốc hội. Trong đó, tăng thời gian đối thoại, tranh luận trực tiếp, bớt thời gian trình bày báo cáo; gắn kết quả chất vấn với chế tài; ra Nghị quyết chất vấn... là những đề xuất được đưa ra để đổi mới quy trình, thủ tục tiến hành phiên chất vấn của Quốc hội.
Về đối tượng chất vấn, nhiều đại biểu nêu những bất cập như chưa quy định tổng kiểm toán nhà nước trả lời chất vấn hay thực tế nhiều bộ trưởng, trưởng ngành cả nhiệm kỳ (thậm chí hai nhiệm kỳ) không phải trả lời chất vấn. Thời gian chất vấn ngắn nhưng thời gian dành cho từng vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn còn dài, đại biểu đông nên khó tập trung chất vấn vào một số vấn đề. Trong khi, việc ra nghị quyết chất vấn là không bắt buộc; kết quả chất vấn không gắn với chế tài như khiển trách, bỏ phiếu tín nhiệm, lập ủy ban lâm thời để điều tra; chưa quy định việc đôn đốc sau chất vấn.
Có đại biểu đề nghị cần bổ sung quy định bộ trưởng, trưởng ngành phải trả lời chất vấn trước Quốc hội hoặc cơ quan của Quốc hội ít nhất một lần/một nhiệm kỳ; bổ sung tổng kiểm toán Nhà nước và những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nói chung vào đối tượng chất vấn; bổ sung quy định về việc điều trần trước cơ quan của Quốc hội; việc Quốc hội, UBTVQH ra Nghị quyết sau mỗi phiên chất vấn cần phải được coi là thủ tục nhất thiết thực hiện.
Theo bà Ca-thơ-rin Ca-meo Co-nich-xơ (Catherine Carmel Cornish), Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu, Nghị viện Úc, chất vấn là thời gian có sự tham dự đầy đủ nhất, được theo dõi cẩn thận nhất và là phần thu hút sự phê phán nhiều nhất trong mỗi phiên họp của Hạ viện Úc. Tất cả các Bộ trưởng đều cần hiện diện tại phiên chất vấn và sẵn sàng để trả lời các câu hỏi thuộc trách nhiệm của mình. Nếu một bộ trưởng vắng mặt tại một phiên chất vấn tại hạ viện, thủ tướng sẽ thông báo cho hạ viện trước đó và yêu cầu một bộ trưởng khác nhận câu hỏi dự định được gửi tới vị vắng mặt. Bà Ca-thơ-rin Ca-meo Co-nich-xơ cũng giới thiệu rõ khuôn khổ lịch sử và pháp lý của phiên chất vấn tại Hạ viện Úc; thời gian diễn ra phiên chất vấn tại phiên họp toàn thể của hạ viện; mục đích, bản chất, những nhân vật chính của phiên chất vấn; cách điều hành phiên chất vấn... Quy trình thủ tục của Hạ viện Úc đưa ra một số giới hạn đối với các câu hỏi không báo trước (câu hỏi miệng), như: Mỗi câu không quá 45 giây; chủ đề câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của một bộ trưởng; về nội dung, các câu hỏi không được sử dụng như một phương tiện để thảo luận các vấn đề (ví dụ không lập luận, suy diễn, quy kết, xúc phạm hoặc các vấn đề giả định); cho phép những câu hỏi thêm để làm rõ hơn phần trả lời. Yêu cầu đối với các câu trả lời là: không quá 4 phút và phải liên quan trực tiếp đến câu hỏi.
TS E.M Su-da-xa-na Na-chi-ap-pan (Sudarsana Natchiappan), Nghị sĩ, Ủy viên Ủy ban Thường trực Quốc hội Ấn Độ về Phát triển nguồn nhân lực và Ủy ban Điều lệ cho biết, phiên chất vấn tại Quốc hội Ấn Độ là khoảng thời gian linh động có tính tương tác giữa các đại biểu Quốc hội, cho thấy trí tuệ của các đại biểu trong việc bày tỏ kiến thức của mình về vấn đề và vạch rõ sự kém hiệu quả của các bộ cũng như những thiếu sót của cơ quan hành pháp. Các cuộc tranh luận trên mọi khía cạnh cho phép đại biểu trở thành một phần của chương trình quốc gia bằng những suy nghĩ có tính xây dựng và các hoạt động sử dụng quy trình thủ tục cụ thể để đạt được mục đích phục vụ nhân dân.
TS Ngô Đức Mạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng, yêu cầu của hoạt động chất vấn là tiếp tục nâng cao chất lượng ở cả 2 khía cạnh: người chất vấn và cơ quan, tổ chức trả lời chất vấn. Để bảo đảm quy trình, thủ tục tiến hành chất vấn được dân chủ, đúng pháp luật, cần có quy định Quốc hội lấy ý kiến về việc có ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người chất vấn hay không?
Kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam - Phi-líp-pin  (07/10/2011)
Kỳ họp lần thứ 29 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Cu-ba: Tiếp tục hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực  (07/10/2011)
Các Bộ trưởng ASEAN nhất trí với việc thành lập nhóm công tác của ASEAN khởi động bàn về việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông  (07/10/2011)
NATO bất đồng nội bộ về đóng góp tài chính  (07/10/2011)
Góp phần đưa quan hệ Việt Nam - châu Âu lên tầm cao mới  (07/10/2011)
“Cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” ở Áp-ga-ni-xtan sau 10 năm nhìn lại  (07/10/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên