Nghị viện châu Âu ủng hộ Pa-le-xtin gia nhập Liên hợp quốc
Trong nghị quyết đó, Nghị viện châu Âu kêu gọi chính phủ của tất cả 27 quốc gia thành viên EU nhanh chóng thống nhất quan điểm và phối hợp hành động trong vấn đề này. Đồng thời, Nghị viện châu Âu phê phán chính phủ I-xra-en tiếp tục triển khai xây dựng những khu định cư mới của người do thái ở vùng Đông Giê-ru-xa-lem và bờ tây sông Gioóc-đan vốn là những khu vực lãnh thổ của người dân Pa-le-xtin.
Nghị quyết châu Âu cho rằng, I-xra-en có quyền tồn tại trong phạm vi biên giới yên ổn của mình, nhưng cũng khẳng định "quyền tự quyết và có nhà nước độc lập riêng của người Pa-le-xtin là bất khả xâm phạm".
Từ nhiều năm nay, Nghị viện châu Âu luôn ủng hộ việc tiến hành đàm phán hòa bình trực tiếp giữa I-xra-en và Pa-le-xtin hướng tới hình thành nhà nước Pa-le-xtin độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ cũng như cùng tồn tại hòa bình với I-xra-en. Sự nhất trí sâu rộng của Nghị viện châu Âu trong vấn đề này, thể hiện ở nghị quyết nói trên tương phản rõ rệt với sự bất đồng quan điểm giữa chính phủ các nước thành viên EU về bước đi ngoại giao mới rồi của chính quyền tự trị Pa-le-xtin tại Liên hợp quốc.
Sự hậu thuẫn chính trị này càng có tác động to lớn cho Pa-le-xtin trong bối cảnh Mỹ tuyên bố sẽ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để cản phá đến cùng việc Pa-le-xtin trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc và Chính phủ I-xra-en bất chấp mọi hình thức và mức độ phản đối quốc tế đã quyết định tiếp tục xây dựng mới và mở rộng các khu định cư của người do thái tại vùng lãnh thổ ở miền Đông Giê-ru-xa-lem.
Theo chương trình đã định, từ ngày 30-9-2011, Ủy ban kết nạp thành viên của Liên hợp quốc sẽ xem xét đề nghị mới nói trên của Pa-le-xtin. Chính quyền tự trị Pa-le-xtin cho biết, đề nghị gia nhập Liên hợp quốc của Pa-le-xtin hiện đã nhận được sự ủng hộ của 8 trong tổng số 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chính quyền tự trị Pa-le-xtin đang mở chiến dịch ngoại giao vận động tranh thủ sự hậu thuẫn của ba thành viên không thường trực khác trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Bô-xni Héc-xê-gô-vi-a (Bosnia-Hercegovina), Cô-lôm-bi-a và Bồ Đào Nha./.
Hội thảo về lịch sử nghìn năm Thăng Long - Hà Nội tại Pháp  (30/09/2011)
Việt Nam - Lào tăng cường trao đổi thông tin, tuyên truyền  (30/09/2011)
Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (30/09/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp kiến Nữ hoàng Hà Lan Bê-a-tơ-ri-xơ  (30/09/2011)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên