Một số nét mới trong các lĩnh vực hợp tác phát triển Việt Nam - Nhật Bản hiện nay
Từ đối tác chiến lược toàn diện...
Năm 2002, lãnh đạo cấp cao Việt
Tiếp đó, chuyến thăm Nhật Bản vào tháng 11-2007 của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là chuyến thăm đầu tiên của Nguyên thủ quốc gia Việt Nam, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện quan trọng và có ý nghĩa to lớn này đã tạo động lực và bước phát triển mới, củng cố sự tin cậy, mở rộng quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nhật Bản Ya-su-ô Phư-cư-đa đã ký Tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Việt
Dựa trên lợi ích chiến lược và lợi ích của hai nước, tại Tô-ky-ô, lãnh đạo cấp cao của hai nhà nước đã nhất trí nâng mối quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” qua việc ký kết Tuyên bố chung vào tháng 4-2009. Hai bên nhấn mạnh duy trì và tăng cường hơn nữa các chuyến thăm cao cấp cũng như việc hợp tác, trao đổi đoàn ở các cấp; tiếp tục gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực cải thiện kết cấu hạ tầng, năng lượng, công nghệ và bảo vệ môi trường, đồng thời, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mới như, hạt nhân dân sự, phát triển vũ trụ, máy bay thân thiện với môi trường. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ phối hợp xây dựng một lộ trình tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức, nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác(4).
Tháng 11-2010, trên tinh thần đó, Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản N.Kan đã thực sự mang đến tầm vóc và diện mạo mới cho mối quan hệ hai nước. Sự kiện chính trị này được xem như một mốc lớn, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới toàn diện và sâu sắc trong quan hệ bang giao giữa Việt Nam - Nhật Bản, trong bối cảnh hợp tác và cạnh tranh mạnh mẽ ở khu vực Đông Á.
... đến những điểm nhấn trong hợp tác phát triển
Trong khuôn khổ của quan hệ song phương, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản được phát triển nhiều mặt, đặc biệt, trong thời gian gần đây, sự hợp tác trong một số lĩnh vực như, khai thác đất hiếm, hạt nhân dân sự và công nghệ vũ trụ đang nổi lên như những điểm nhấn, đánh dấu sự khác biệt so với các giai đoạn trước.
Hợp tác khai thác đất hiếm được coi là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất trong quan hệ hợp tác song phương Việt
Ngày 31-10-2010, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng N.Kan đã ký kết Tuyên bố chung về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản, trong đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố chọn Nhật Bản là đối tác lâu dài để điều tra, thăm dò và khai thác đất hiếm tại Việt Nam. Quyết định trên là dấu ấn rõ nét của mối quan hệ song phương Việt
Hợp tác hạt nhân dân sự cũng là khía cạnh mới ghi nhận sự phát triển của quan hệ hai nước trong thời gian gần đây. Do yêu cầu của sự nghiệp tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững, Việt Nam đã và đang ứng dụng rộng rãi kỹ thuật bức xạ, hạt nhân và bắt đầu triển khai chương trình điện hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với chủ trương sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, là một nước đi sau về lĩnh vực hạt nhân, Việt Nam coi trọng và sẵn sàng mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt với những quốc gia mạnh và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Theo kế hoạch, Việt
Về phía Nhật Bản, từ tháng 6-2010, Chính phủ nước này đã thông qua chiến lược phát triển mới, nhấn mạnh trọng điểm chính trong xuất khẩu là xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và đặt mục tiêu kinh doanh 19,7 nghìn tỉ yên vào năm 2020(5). Việc ký hợp đồng tham gia các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Nhật Bản tiếp cận thị trường Đông Nam Á - nơi nhu cầu năng lượng nguyên tử đang tăng cao. Xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai nước, Chính phủ Việt Nam đã quyết định chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác xây dựng 2 lò phản ứng hạt nhân tại địa điểm nhà máy điện hạt nhân thứ 2 thuộc tỉnh Ninh Thuận(6).
Hướng đến mục đích lâu dài, tháng 1-2011, tại Hà Nội, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục ký một hiệp định về hợp tác phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Theo đó, hai bên triển khai hợp tác trong các lĩnh vực: nghiên cứu và ứng dụng đồng vị phóng xạ và bức xạ; thiết kế, xây dựng và vận hành các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ; an toàn và an ninh hạt nhân; lưu giữ, vận chuyển, xử lý và chôn cất chất thải phóng xạ; phát triển nguồn nhân lực, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình; thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên Urani; và các lĩnh vực khác(7).
Chủ tịch Công ty phát triển điện hạt nhân quốc tế của Nhật Bản (JINED) cho biết, để đưa vào sử dụng ổn định các nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam, Nhật Bản đã đáp ứng 6 yêu cầu của Chính phủ Việt Nam trong xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và khẳng định sẽ thực hiện đúng các cam kết cũng như hỗ trợ Việt Nam lập dự án tổng thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân số 2 ở Ninh Thuận.
Hợp tác Việt
Việt
Những năm gần đây, Việt
Với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc đã được quy hoạch và đi vào thiết kế, xây dựng. Mục tiêu của dự án là ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững thông qua giảm thiểu thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường. Theo tiến độ, toàn bộ dự án được hoàn thành chậm nhất đến năm 2017 và Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sẽ là đối tác thường xuyên hợp tác với các cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã quyết định dành khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trị giá lên tới 40 tỉ yên (khoảng 480 triệu USD) cho chương trình thăm dò vũ trụ của Việt
Đất hiếm là tập hợp của những nguyên tố quý, hiếm có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Men-đê-lê-ép. Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, máy tính, màn hình ti-vi màu, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hóa dầu, tên lửa, ra-đa... Dù là tài nguyên quý, song trong đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ, có thể gây ô nhiễm môi trường. Trên thế giới, những nước có trữ lượng đất hiếm lớn là Trung Quốc (chiếm 30,6%), Mỹ (14,70%)... Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm vào khoảng 10 triệu tấn, được phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung. |
_________________________
(1) “Việt Nam - Nhật Bản chú trọng quan hệ bền vững”, nguồn http://vovnews.vn, ngày 19-11-2006
(2) “Đưa quan hệ đối tác Việt - Nhật lên tầm chiến lược ổn định, lâu dài”, http://vovnews.vn, ngày 22-10-2006
(3) “Việt Nam - Nhật Bản ký tuyên bố chung”, nguồn http://vovnews.vn, ngày 27-11-2007
(4) “Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, Báo Nhân Dân, ngày 21-4-2009
(5) “Động đất ảnh hưởng xuất khẩu điện hạt nhân sang Việt Nam”, nguồn http://vef.vn, ngày 15-3-2011
(6) Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản về “Phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á”, Báo Nhân Dân, ngày 1-11-2010
(7) “Việt Nam - Nhật Bản hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân”, nguồn http://www.vietnamnet.vn, ngày 21-1-2011
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần nghị quyết đại hội XI của Đảng: Quan điểm, thực trạng và giải pháp  (30/09/2011)
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Ma-lai-xi-a đầu tư tại Việt Nam  (29/09/2011)
Thủ tướng gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Hà Lan  (29/09/2011)
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam - một tất yếu lịch sử  (29/09/2011)
Cơ hội hợp tác đầu tư, giao thương và xuất khẩu hàng Việt Nam  (29/09/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên