Ngân hàng Phát triển châu Á: Việt Nam duy trì chính sách thắt chặt sẽ giúp giảm lạm phát
Theo Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á, Nghị quyết 11 của Chính phủ Việt Nam là một gói chính sách toàn diện, đã tạo ra được những kết quả bước đầu trong việc góp phần ổn định tỷ giá ngoại hối, cho phép nâng cao mức dự trữ ngoại tệ và giảm tốc độ tăng lạm phát theo tháng trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8-2011. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mô bởi lạm phát tính theo năm vẫn ở mức trên 20%. Việc nới lỏng chính sách quá sớm có thể làm giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, làm mất niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng vào đồng Việt Nam và lại gây ra sức ép sụt giảm dự trữ ngoại tệ. Triển vọng ngắn hạn phụ thuộc nhiều vào việc Chính phủ thể hiện được cam kết tiếp tục hướng tới khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô. Việc duy trì và thực hiện nhất quán Nghị quyết 11 sẽ làm giảm lạm phát và góp phần hạ lãi suất, điều này sẽ kích thích niềm tin của các nhà đầu tư và thúc đẩy được các hoạt động kinh tế. Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á cũng đưa ra những nhận xét về thị trường vẫn đang nhận được những tín hiệu khác nhau về các chính sách tiền tệ và tài chính. Điều đó đang làm giảm hiệu quả của gói chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo ông Tô-mô-yu-ki Ki-mu-ra, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam: Các nhà đầu tư và người dân Việt Nam sẽ có niềm tin hơn vào quản lý kinh tế nếu các chính sách và việc xây dựng chính sách mang tính rõ ràng, thống nhất và minh bạch hơn. Chất lượng của các khoản tín dụng ngân hàng sụt giảm vẫn đang là một rủi ro. Việc thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô, sau một giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ tạo ra những áp lực đối với người vay và các ngân hàng. Chính phủ cần phải có những hành động cụ thể nhằm bảo đảm an toàn cho ngành tài chính. Cũng theo ông Tô-mô-yu-ki Ki-mu-ra: Khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên trước mắt. Tuy nhiên, giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của tình trạng lạm phát cao đòi hỏi những nỗ lực lớn hơn trong việc cải cách cơ cấu. Những cải cách này bao gồm việc giảm dần những "nút thắt cổ chai" trong sản xuất và lưu thông, bảo đảm an toàn cho ngành tài chính, tăng cường hiệu quả đầu tư công và áp đặt những nguyên tắc thị trường đối với doanh nghiệp lớn của Nhà nước./.
Trì trệ kinh tế và tư duy mới  (15/09/2011)
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng cao trong 7 tháng đầu năm  (15/09/2011)
Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng về an ninh và bảo vệ an ninh trật tự trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”  (15/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam