Hội thảo khoa học “Quan điểm, định hướng về an ninh và bảo vệ an ninh trật tự trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”
Tham dự Hội thảo còn có các tướng lĩnh trong lực lượng Công an nhân dân và đông đảo các đại biểu, các nhà khoa học.
Khai mạc Hội thảo, Trung tướng, Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định các văn kiện Đại hội XI của Đảng là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; là sự tổng kết sâu sắc lý luận và thực tiễn 25 năm đổi mới. Trung tướng, Bộ trưởng cũng cho rằng: an ninh, quốc phòng thuộc một trong hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nhiệm vụ an ninh, quốc phòng đã được Đại hội XI xác định là: phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa..., đây là quan điểm rất quan trọng vì đã xác định rất rõ mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cơ bản.
Phát biểu tại Hội thảo, Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an nhấn mạnh mục đích Hội thảo là làm rõ các quan điểm tư tưởng chỉ đạo, phương châm, nguyên tắc, những định hướng về an ninh và bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong Nghị quyết Đại hội XI và thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW về học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.
Báo cáo đề dẫn do Thiếu tướng, GS, TS Bùi Quảng Bạ, Phó Tổng Cục trưởng - Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Công an khẳng định: trên lĩnh vực công tác an ninh và bảo vệ an ninh quốc gia, Đảng ta đã có những phát triển về nhận thức, tư duy và tổ chức thực hiện, văn kiện Đại hội XI của Đảng đã kế thừa, phát triển, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, với những tư duy, nhận thức mới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thời đại, trong đó có quan điểm, định hướng về an ninh và bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Với tham luận “Vấn đề an ninh, quốc phòng trong văn kiện Đại hội XI của Đảng”, Thiếu tướng, PGS, TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và khoa học Công an cho rằng: Nghị quyết Đại hội XI đã có nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia khi lần đầu tiên đã đưa vào các khái niệm “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và vấn đề “ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống”..., điều này cho thấy Đại hội XI đã phản ánh được những đòi hỏi cấp bách do cuộc sống đặt ra trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Trung tướng, PGS, TS Phạm Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an với tham luận “Quan điểm của Đảng về an ninh chủ động trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia” thì nhấn mạnh thực tiễn công tác bảo vệ an ninh quốc gia những năm gần đây của lực lượng an ninh đã bám sát và phục vụ đắc lực việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, những kết quả này đã phản ánh sự quán triệt sâu sắc về quan điểm an ninh chủ động của Đảng trong lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới.
Trong tham luận “Quan điểm của Đảng về vai trò nòng cốt của lực lượng công an nhân dân trong công tác giữ gìn trật tự, an toàn xã hội”, Đại tá, PGS, TS Nguyễn Phong Hòa, Cục trưởng Cục C42, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an nhấn mạnh đến huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, trong đó, lực lượng Công an nhân dân đóng vai trò nòng cốt, xung kích... Tham luận cũng cho rằng, để làm tốt vai trò này, Công an nhân dân phải tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ: là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước; tăng cường phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò to lớn của nhân dân; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng.
Kết thúc Hội thảo, Trung tướng, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng 26 tham luận và 8 ý kiến phát biểu đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn, trong đó có:
- Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Định hướng xây dựng tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, góp phần giữ vững môi trường ổn định trong khu vực và trên thế giới.
- Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh; sự kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với đối ngoại và đối ngoại với quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh toàn diện. Nâng cao tiềm lực và sức chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Tập trung xây dựng các tổ chức Đảng, cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự trong sạch, vững mạnh ngang tầm nhiệm vụ./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng  (15/09/2011)
Hội nghị bàn tròn “Những triển vọng hợp tác mới Nga – ASEAN”  (15/09/2011)
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng*  (14/09/2011)
Liệu NATO có can thiệp quân sự vào Xi-ri?  (14/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam