Việt Nam và In-đô-nê-xi-a tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực
Ðây là chuyến thăm chào xã giao các nước thành viên theo thông lệ ASEAN sau khi đồng chí Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội tín nhiệm bầu lại giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Tham gia đoàn, có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Ðức Ðam; Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Ðức Phát; Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường; thứ trưởng các bộ: Quốc phòng, Công an, Kế hoạch và Ðầu tư, Ngoại giao; Ðại sứ Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a Nguyễn Xuân Thủy...
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - In-đô-nê-xi-a đang trên đà phát triển tốt đẹp. Hai nước vừa kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, việc trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao tiếp tục được hai bên đẩy mạnh.
Kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều qua các năm, riêng 6 tháng đầu năm 2011 đã đạt hơn 2 tỉ USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang In-đô-nê-xi-a gồm gạo, dầu thô, hàng nông sản… Việt Nam nhập của In-đô-nê-xi-a chủ yếu là các mặt hàng như phân bón, xăng dầu, bao bì, thiết bị máy móc, vải sợi…
Về đầu tư, In-đô-nê-xi-a tập trung đầu tư vào nước ta ở một số lĩnh vực như thăm dò khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến gỗ, sản xuất sợi và may mặc. Tính đến tháng 7-2011, In-đô-nê-xi-a có 28 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đạt khoảng 206 triệu USD, xếp thứ 6 trong số các nước ASEAN, thứ 30 trong tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo Đại sứ In-đô-nê-xi-a tại Hà Nội, vốn đầu tư thực tế của In-đô-nê-xi-a tại Việt Nam lên tới hơn 2 tỉ USD vì có nhiều dự án được đăng ký qua nước thứ 3, như khu đô thị Ciputra đầu tư qua Xinh-ga-po.
Hiện, Việt Nam có 6 dự án đầu tư tại In-đô-nê-xi-a với tổng số vốn 67 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí.
Hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, nông nghiệp, giáo dục - đào tạo, du lịch… giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a tiếp tục được thúc đẩy và tăng cường. Hai nước cũng phối hợp chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là ASEAN, ASEM, APEC và Liên hợp quốc.
Trong các lĩnh vực hợp tác khác, gần đây hai nước đẩy mạnh hợp tác, trao đổi đoàn học tập kinh nghiệm về hành pháp, luật pháp, tư pháp ở cả cấp trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước tiếp tục được quan tâm thúc đẩy. Hàng năm, In-đô-nê-xi-a cung cấp cho Việt Nam một số học bổng trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, ngôn ngữ…
Chuyến thăm chính thức In-đô-nê-xi-a của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam coi In-đô-nê-xi-a là đối tác quan trọng trong ASEAN và khu vực, đồng thời mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm chiến lược.
Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cùng các nhà lãnh đạo In-đô-nê-xi-a trao đổi phương hướng và các biện pháp nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, cùng nhau giải quyết một số vấn đề còn tồn đọng cũng như trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm./.
Lời cảm ơn  (13/09/2011)
Kết thúc Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65  (12/09/2011)
Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới  (12/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên