Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 5-9 đến ngày 11-9-2011)
1. Ðại biểu các tôn giáo nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng
Ngày 6-9, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tổ chức Hội nghị đại biểu các tôn giáo nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng với hơn 200 đại biểu là các cụ, các vị chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo đang làm việc và cư trú tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Hội nghị đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các vị đại biểu các tôn giáo trong việc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, điều đó thể hiện tâm huyết của các cụ, các vị đối với vận mệnh của đất nước. Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe giới thiệu các nội dung cơ bản trong Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, thẳng thắn thảo luận, trao đổi các nội dung, chương trình hành động của MTTQ Việt Nam. Qua đó, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác Việt - Trung
Ngày 6-9, Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc đã diễn ra tại Hà Nội. Hai bên đã tổng kết, đánh giá tình hình hợp tác quan hệ hai nước trong thời gian qua, đồng thời đi sâu trao đổi ý kiến về phương hướng, biện pháp làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, làm cho mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng phát triển tích cực, lành mạnh, ổn định. Hai bên đánh giá cao vai trò của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương trong 5 năm qua, kể từ khi thiết lập Ủy ban năm 2006 đến nay. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường và hoàn thiện cơ chế của Ủy ban chỉ đạo trong thời gian tới. Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ, trong đó có vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.
3. Họp Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Sáng 7-9, tại Hà Nội, Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tổ chức phiên họp thứ nhất để thảo luận về kế hoạch hoạt động và tổ chức công việc cụ thể của Ban Biên tập trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp 1992. Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được thành lập theo Nghị quyết số 03 ngày 23-8-2011 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Ban Biên tập có trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu cho Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tổ chức đánh giá các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; tập hợp, tổng hợp Báo cáo của các cơ quan, tổ chức hữu quan đánh giá, tổng kết việc thực hiện các quy định của Hiến pháp 1992 và xây dựng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để trình Quốc hội xem xét thông qua. Theo kế hoạch dự kiến, từ tháng 9-2011- 20-3-2012, Ban Biên tập sẽ tổ chức phục vụ tổng kết việc thi hành Hiến pháp 1992 và tổ chức soạn thảo, chỉnh lý, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp, Tờ trình về các nội dung sửa đổi bổ sung Hiến pháp, Bản thuyết minh chi tiết về các nội dung sửa đổi để Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp báo cáo Bộ Chính trị.
4. Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng - an ninh
Ngày 8-9, tại Hà Nội, Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh (QP - AN) Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục QP - AN (2001 - 2010). 10 năm qua, công tác giáo dục QP - AN được cấp ủy, chính quyền các cấp từ Trung ương xuống cơ sở, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, các cấp, ngành trong hệ thống chính trị quan tâm lãnh đạo, triển khai thực hiện sâu rộng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công tác bồi dưỡng giáo dục QP - AN cho các đối tượng triển khai mạnh mẽ, đối tượng được mở rộng, phương pháp tổ chức giáo dục linh hoạt, phong phú, sáng tạo. Qua đó, các đối tượng được bồi dưỡng kiến thức QP - AN có nhiều chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức đối với nhiệm vụ QP - AN, về phát triển kinh tế gắn với củng cố QP - AN. Công tác giáo dục QP - AN cho đối tượng học sinh, sinh viên ngày càng đi vào nề nếp, từng bước đạt hiệu quả cao.
5. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước vui đón Tết Trung thu cùng các cháu thiếu niên nhi đồng trên cả nước
* Nhân dịp Tết Trung thu, ngày 8-9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng trong cả nước. Chủ tịch nước chúc các cháu thiếu niên, nhi đồng trong cả nước, các cháu người Việt Nam ở nước ngoài đón một Tết Trung thu thật vui, nồng thắm tình đoàn kết và yêu thương. Chủ tịch nước mong muốn các cháu chăm ngoan, có ý chí vượt khó để học tập, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi. Cùng ngày, Chủ tịch nước đã tiếp đoàn đại biểu gồm 89 thiếu nhi huyện đảo Trường Sa, miền biển Đà Nẵng, là con em các chiến sĩ hải quân, biên phòng, cảnh sát biển đang canh giữ các vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước đã tặng các cháu thiếu nhi những món quà ý nghĩa nhân dịp Tết Trung thu; đồng thời ân cần hỏi thăm điều kiện học tập cùng gia cảnh của các cháu...
* Tối 9-9, tại Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã dự "Lễ hội đêm rằm và vui Tết Trung thu 2011" với thiếu nhi quận Ba Đình, Hà Nội và tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu thuộc 14 phường của quận Ba Đình, Trung tâm Mái Ấm 19-5 và các em thiếu nhi tham gia đêm Lễ hội. Gần 2.000 thiếu niên, nhi đồng quận Ba Đình, Trung tâm di tích Hoàng thành Thăng Long cùng các cháu có hoàn cảnh khó khăn của Trung tâm Mái Ấm 19-5 đã vui đón "Lễ hội đêm rằm và vui Tết Trung thu 2011" trong sắc màu lung linh của ngày hội trẻ thơ, được tham gia nhiều hoạt động phong phú như thi rước đèn, múa Lân và thi bày mâm cỗ Trung thu đậm chất truyền thống.
6. Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2011, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục bám sát và triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đó là:
Giảm dần lãi suất tín dụng: Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp theo tín hiệu thị trường; giảm dần lãi suất tín dụng cùng với xu hướng giảm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, điều hành tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới 20%.
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi; chú trọng kiểm soát, bảo đảm an ninh lương thực và tăng xuất khẩu nông sản, cải thiện thu nhập và đời sống cho nông dân. Bên cạnh đó, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh để tăng nguồn cung thực phẩm, bảo đảm đáp ứng nhu cầu thị trường trong dịp Tết Nguyên đán 2012.
Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa quy mô lớn: Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, tập trung vào các vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, chú trọng xây dựng quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, tiến bộ trong doanh nghiệp. Nghị quyết cũng nêu rõ, sử dụng số tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 để chi cho lĩnh vực an sinh xã hội.
Tăng cường an sinh xã hội: Chính phủ cũng đã xác định mục tiêu tổng quát của năm 2012 là: Tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Theo đó, định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2012 là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%; nhập siêu, bội chi ngân sách nhà nước thấp hơn so với chỉ tiêu đạt được năm 2011; chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 10%; phấn đấu đạt tỷ lệ giảm nghèo 2%, tập trung vào các huyện nghèo.
7. Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đoàn Ngoại giao và các Tổ chức quốc tế, đồng bào trong nước và kiều bào ta đến viếng đồng chí Võ Chí Công
* Chiều 11-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vừa trở về sau chuyến thăm chính thức CHDCND Lào, đã đến viếng nguyên Chủ tịch Võ Chí Công. Thủ tướng đã trân trọng ghi vào sổ tang: “Vô cùng thương tiếc đồng chí Võ Chí Công, người con ưu tú của dân tộc. Người đảng viên cộng sản trung kiên, bất khuất, hết lòng vì nước vì dân. Nhà lãnh đạo tài năng, đức độ, mẫu mực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Xin nghiêng mình trước anh linh đồng chí. Xin học tập, noi gương đồng chí. Chúng tôi nguyện chung sức đồng lòng cùng nhau phấn đấu bảo vệ và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
* Sáng cùng ngày, đoàn Thành ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN thành phố Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị dẫn đầu đã đến viếng đồng chí Võ Chí Công. Thay mặt Đảng bộ và nhân dân Thủ đô, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị bày tỏ: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội luôn ghi nhớ và biết ơn những đóng góp to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Đặc biệt, trên những cương vị đầy trọng trách, đồng chí đã có những đóng góp to lớn cho công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội và đất nước.
* Là địa phương gắn bó với nguyên Chủ tịch Võ Chí Công trong những năm tháng sau này, TP. Hồ Chí Minh cũng dành những tình cảm đặc biệt và lòng kính trọng đối với nguyên Chủ tịch, như lời của Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đã viết trong sổ tang: Đối với TP. Hồ Chí Minh, tuy không phải là địa bàn chính đồng chí hoạt động trong thời kỳ kháng chiến và phụ trách nhưng trên các cương vị lãnh đạo, và là nơi đồng chí và gia đình sinh sống những năm sau này, đã để lại nhiều dấu ấn về một nhà lãnh đạo kiên trung, dày dạn kinh nghiệm, đức độ, gần dân, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.
* Tại Thủ đô Hà Nội, gần 100 đoàn đại biểu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các bộ, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang ở Trung ương, thành phố Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước đã đến viếng đồng chí Võ Chí Công, chia buồn cùng gia quyến. 37 đoàn đại biểu quốc tế, đoàn ngoại giao tại Hà Nội đã đến viếng, chia buồn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về sự ra đi của đồng chí Võ Chí Công./.
Kết thúc Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 65  (12/09/2011)
Bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới  (12/09/2011)
Tăng cường liên kết “bốn nhà” vì sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước  (12/09/2011)
Tăng cường liên kết “bốn nhà” vì sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước  (12/09/2011)
Tổ chức trọng thể Lễ truy điệu đồng chí Võ Chí Công  (12/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên