Họp TIFA lần 3: Thêm bước tiến trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ
Ngày 23-5, cuộc họp cấp bộ trưởng trong khuôn khổ Hội đồng TIFA (Hiệp định khung về thương mại và đầu tư) giữa Việt Nam và Mỹ diễn ra tại thủ đô Oa-sinh-tơn đã kết thúc với nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là việc hai bên thỏa thuận "mở cửa" cho một số loại nông sản.
Đồng chí Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng TIFA của phía Việt Nam cho rằng: đây là một sáng kiến quan trọng vì các loại nông sản của hai bên không cạnh tranh nhau. Cụ thể, phía Mỹ sẽ cho nhập vải, nhãn, xoài, vú sữa từ Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ cho nhập khẩu lê, táo, nho và anh đào từ Mỹ. Sau cuộc gặp với Bộ trưởng, Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kớt (Ron Kirk), hai bên đã hài lòng với những mong muốn đặt ra, đó là rút kinh nghiệm về những kết quả đạt được trong hợp tác thời gian qua, đánh giá những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác, những biện pháp phối hợp và định hướng trong thời gian tới.
Ngoài cuộc họp cấp bộ trưởng, Ban Thư ký TIFA song phương đã tiến hành các phiên họp trù bị từ ngày 19 đến 20-5-2011, bao gồm 5 phiên họp chuyên đề về tiếp cận thị trường, sở hữu trí tuệ, viễn thông, mua sắm chính phủ, nông nghiệp và phiên họp toàn thể Ban Thư ký nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả hợp tác song phương và bàn phương hướng hợp tác thời gian tới.
Đánh giá chung về sự hợp tác trong thời gian qua trên các lĩnh vực thương mại hàng hoá, đầu tư, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, dịch vụ và nông nghiệp, tranh chấp thương mại, hai bên cho rằng đã có những kết quả tích cực. Cụ thể, kim ngạch thương mại song phương năm 2010 đạt 18 tỉ USD, tăng 13 lần so với năm 2001 khi ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA). Mỹ đã trở thành thị trường quan trọng nhất, lớn nhất cho nhiều hàng hóa xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hiện có khoảng 13.000 du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ. Đầu tư của Mỹ hiện đã đạt mức vốn cam kết 16 tỉ USD, đứng thứ 6 trong tổng số 92 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
Hai bên đã cùng khẳng định: hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng TIFA Việt Nam - Mỹ là kênh hợp tác song phương có hiệu quả, tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa hợp tác ở cấp Ban Thư ký TIFA để kịp thời giải quyết khó khăn, trong đó có việc thực hiện tốt cơ chế "cảnh báo sớm" cho nhau những khó khăn khi mới nảy sinh. Hai bên đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng kim ngạch hàng năm khoảng 20-25%, và tạo dựng cân bằng hợp lý cán cân thương mại song phương.
Thông qua khuôn khổ hợp tác TIFA, hai bên đang tiến hành đàm phán Hiệp định Đầu tư song phương (BIT) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các vấn đề còn khác biệt cũng được đặt ra tại cuộc họp lần này. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng điểm tích cực là hai bên đang cùng bàn giải quyết vấn đề kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm để mở ra kênh trao đổi thương mại mới về xuất khẩu hoa quả.
Hai bên cũng thống nhất phải xử lý các tranh chấp thương mại hiện nay để tạo nên môi trường thương mại công bằng. Việt Nam đã gửi các góp ý về việc Mỹ cần xây dựng môi trường cạnh tranh thương mại công bằng, phù hợp với các quy định của WTO. Phía Mỹ cũng đặt vấn đề như việc các cơ quan Việt Nam cần tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm âm nhạc, phim ảnh, bản quyền phần mềm...Hai bên cũng đã đề cập một số vấn đề liên quan tới hỗ trợ đàm phán Hiệp định TPP như mua sắm chính phủ, tiếp cận thị trường hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp, viễn thông; bảo hộ sở hữu trí tuệ; vấn đề lao động, công đoàn v.v...
Bên cạnh nỗ lực của Việt Nam, trong nội dung đàm phán TPP, phía Việt Nam cho rằng Mỹ và các đối tác khác cần hỗ trợ, thỏa thuận phù hợp đối với trường hợp Việt Nam là nước đang phát triển còn nhiều khó khăn./.
Vigracera Hạ Long - doanh nghiệp làm ăn giỏi trong thời kỳ đổi mới  (24/05/2011)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Nhà máy xơ sợi tổng hợp Ðình Vũ  (23/05/2011)
Các địa phương đồng loạt tiến hành kiểm phiếu  (23/05/2011)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay