Đại Lễ kỷ niệm 700 năm Ngày nhập Niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Chùa Đồng thuộc khu di tích
danh thắng Yên Tử |
Sáng nay (27-11), tại Quảng trường Khu Di tích danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tổ chức trọng thể Đại lễ kỷ niệm 700 năm Ngày nhập Niết bàn của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm. Đến dự lễ có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm. Về phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có các vị cao tăng, chức sắc, tăng ni và hàng vạn bà con phật tử trong cả nước.
Phát biểu khai mạc đại lễ, Hòa thượng Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu bật ý nghĩa to lớn của việc tiến hành Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày nhập Niết bàn của Đức Vua Trần Nhân Tông - vị hoàng đế hai lần lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông, sau đó xuất gia tu hành tại chùa Yên Tử và sáng lập thiền phái Trúc Lâm với mục đích qui tụ ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Ngày nay, tưởng nhớ công lao, ân đức của người xưa, giới tăng ni, phật tử Việt Nam luôn tâm nguyện phát huy giá trị tư tưởng, đạo đức của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhấn mạnh đó là kính nguyện thực hành, giữ gìn tinh thần đoàn kết hoà hợp dân tộc, độc lập tổ quốc, tinh thần phóng khoáng bao dung trong cộng đồng dân tộc và xã hội. Đoàn kết các tôn giáo để cùng tồn tại và phát triển, thực hiện hữu hiệu phương châm tốt đạo, đẹp đời, duy trì truyền thống dân tộc, tự lực, tự cường.
Thay mặt Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các ngành hữu quan tổ chức Lễ tưởng niệm và Hội thảo khoa học nhân 700 năm ngày nhập Niết bàn của vua Trần Nhân Tông ngay tại nơi Người đã tu hành đắc đạo và về với cõi Phật. Đây là dịp để nhân dân ta tưởng nhớ công lao và bày tỏ sự tri ân, trân trọng tài, đức của Người cũng như của các bậc tiền nhân khác đối với đất nước, thể hiện quyết tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam. Với những đóng góp to lớn cho dân tộc và đạo pháp, Đức vua Trần Nhân Tông được người đời sau suy tôn là Phật hoàng – một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Chúng ta nguyện ra sức giữ gìn, kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, của dân tộc, thực hiện tốt hơn nữa chính sách tôn giáo, chính sách đại đoàn kết của Đảng và nhà nước ta trong thời đại Hồ Chí Minh, xây dựng và phát triển đất nước và tô điểm cho truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo nước nhà. Đại lễ hôm nay là minh chứng hùng hồn cho chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là biểu hiện sinh động của truyền thống uống nước nhớ nguồn, tỏ rõ lòng biết ơn của hậu sinh với công lao to lớn của lớp lớp người đi trước trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước”.
Tối nay sẽ diễn ra lễ cầu nguyện Thế giới hòa bình - quốc thái dân an và thắp nến hình chữ Tâm tại chùa Trình thuộc khu danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh./.
Tổng thống Cộng hòa Ấn Ðộ Pra-ti-bha Pa-tin thăm chính thức Việt Nam  (27/11/2008)
Một số điều đáng quan tâm sau khi EVN được kiểm toán  (27/11/2008)
Cà Mau: 5 năm thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương bảy (Khóa IX)  (27/11/2008)
Hợp tác Cam-pu-chia - Lào - Việt Nam đạt nhiều thành quả quan trọng  (27/11/2008)
Tiếp xúc cấp cao của Đoàn đại biểu Cam-pu-chia tại Việt Nam  (27/11/2008)
311 đại biểu thanh niên Đông Nam Á đến Việt Nam  (27/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay