ASEM cam kết hợp tác đối phó với khủng hoảng
Ngay sau phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 7 (ASEM-7) chiều 24-10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo thành viên ASEM đã họp phiên họp kín lần thứ nhất với chủ đề "Tình hình kinh tế và tài chính thế giới".
Tại phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các vị lãnh đạo thành viên ASEM-7 đã dành phần lớn thời gian để thảo luận sâu tình hình và xu thế phát triển kinh tế và tài chính quốc tế hiện nay.
Hội nghị bày tỏ quan ngại về tác động đang lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đối với kinh tế toàn cầu, nhất là những thách thức nghiêm trọng đang đặt ra cho ổn định tài chính và phát triển kinh tế của các nước Á - Âu.
Hội nghị cũng khẳng định cam kết hợp tác trong việc tăng cường năng lực đối phó với khủng hoảng, khôi phục lòng tin của thị trường, ổn định các thị trường tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tại hội nghị lãnh đạo thành viên ASEM đã thông qua một số biện pháp như kêu gọi tất cả các quốc gia tăng cường phối hợp, ban hành các chính sách quản lý tiền tệ, tài chính, ngân sách một cách có trách nhiệm; xử lý một cách hợp lý mối quan hệ giữa sáng tạo và quản lý tài chính. Đồng thời, thành viên ASEM cần duy trì chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh, cải thiện việc giám sát và quản lý đối với tất cả các chủ thể tài chính, đặc biệt là tính minh bạch của các chủ thể đó.
Để triển khai có hiệu quả các biện pháp nói trên, hội nghị nhất trí tận dụng tối đa cơ chế hợp tác trong khuôn khổ ASEM trong việc chia sẻ thông tin, trao đổi chính sách và hợp tác thiết thực nhằm ngăn ngừa, ứng phó hiệu quả với những rủi ro về tài chính.
Trên cơ sở những quyết tâm chung đó, các vị lãnh đạo ủng hộ việc triệu tập Hội nghị thượng đỉnh quốc tế vào ngày 15-11 ở Oa-sinh-tơn, Mỹ về cuộc khủng hoảng hiện nay, về các nguyên tắc cải cách hệ thống tài chính quốc tế, sự ổn định và phát triển lâu dài của kinh tế thế giới.
Hội nghị cũng nhất trí thông qua Tuyên bố của ASEM-7về tình hình tài chính quốc tế./.
Cu-ba - EU chính thức khôi phục quan hệ hợp tác  (25/10/2008)
Khủng hoảng tài chính đe dọa cuộc sống dân cư đô thị  (25/10/2008)
Xuất khẩu duy trì tốc độ tăng trưởng  (25/10/2008)
ASEAN+3 hợp tác chống khủng hoảng tài chính tiền tệ  (25/10/2008)
Thông cáo số 7 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (25/10/2008)
Hội thảo quốc tế về sử thi Việt Nam  (25/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển