ASEAN+3 hợp tác chống khủng hoảng tài chính tiền tệ
Sáng ngày 24-10-2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự phiên họp đặc biệt giữa các nhà Lãnh đạo các nước ASEAN+3 (10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) để bàn phương hướng xử lý và tăng cường sự phối hợp của khu vực nhằm ứng phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Trước đó, tối ngày 23-10-2008, các nhà Lãnh đạo ASEAN cũng đã có cuộc gặp riêng về vấn đề này.
Các nhà Lãnh đạo ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng chia sẻ đánh giá, tuy trước mắt cuộc khủng hoảng mới chỉ tác động một phần đến châu Á, nhưng khu vực cũng sẽ phải đối phó với các nguy cơ như sự sụt giảm nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thu hẹp thị trường xuất khẩu, bất lợi cho đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội… Do đó, các nước ASEAN+3 cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp của khu vực và có các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, khác với năm 1997, khu vực hiện nay đã có khả năng ứng phó tốt hơn nhờ các chính sách quản lý chặt chẽ, duy trì được hệ thống tài chính - tiền tệ, nền tảng kinh tế ổn định và kinh nghiệm ứng phó khủng hoảng.
Hội nghị đã ủng hộ các khuyến nghị của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã được Lãnh đạo cấp cao ASEAN thông qua tối ngày 23-10-2008, đặc biệt là: Các nước ASEAN+3 sẽ phối hợp chặt chẽ về chính sách và các biện pháp ứng phó nhằm khôi phục lòng tin của thị trường và các nhà đầu tư; duy trì tính thanh khoản, ổn định và vững mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng, thị trường chứng khoán; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư nội khối để thúc đẩy tăng trưởng; sớm khởi động và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác tài chính ASEAN và ASEAN+3 là cơ chế Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMI) về hoán đổi ngoại tệ nhằm hỗ trợ khẩn cấp các nước có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán và Bộ phận Giám sát và Cảnh báo tại Ban Thư ký ASEAN; lập Nhóm Công tác liên tài chính - ngân hàng dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN+3 nhằm nghiên cứu và đề xuất các biện pháp trước mắt và lâu dài để trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN+3 tại Thái Lan vào giữa tháng 12-2008.
Lãnh đạo các nước ASEAN+3 cũng khẳng định quyết tâm đẩy mạnh kế hoạch hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư ở khu vực và tiến tới lập Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Á (EAFTA). Lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục khẳng định cam kết và sẵn sàng hỗ trợ thiết thực các nỗ lực chung của khu vực đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng; ủng hộ quá trình liên kết khu vực của ASEAN, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư để duy trì sự ổn định và phát triển chung của khu vực.
Tại các phiên họp của Lãnh đạo ASEAN và ASEAN+3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ thông tin về các nhóm giải pháp mà Chính phủ Việt Nam đã chủ động triển khai nhằm ứng phó với tác động của khủng hoảng, đồng thời khẳng định, Việt Nam đã kiểm soát được tình hình, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và có điều kiện để tiếp tục tăng trưởng. Thủ tướng đồng tình với quyết tâm tăng cường hơn nữa phối hợp ở khu vực, đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề then chốt trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, đó là: cùng với các biện pháp tài chính - kinh tế đúng đắn, phải đặc biệt chú trọng yếu tố xã hội, không để xảy ra tâm lý hoảng loạn lây lan vì điều này có thể gây ra những hậu quả khôn lường; phải tạo ra được sự đồng thuận của xã hội để người dân hiểu và ủng hộ các chính sách và biện pháp của Chính phủ.
Các cuộc họp của Lãnh đạo các nước ASEAN và ASEAN+3 là một thông điệp chung của khu vực về đoàn kết, phối hợp và tăng cường hỗ trợ lẫn nhau nhằm ứng phó hiệu của với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, vì sự ổn định và phát triển chung của toàn khu vực./.
Thông cáo số 7 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (25/10/2008)
Hội thảo quốc tế về sử thi Việt Nam  (25/10/2008)
Á - Âu bắt tay hợp tác cùng thắng  (24/10/2008)
Cung cầu ngoại tệ vẫn bảo đảm, tỷ giá sẽ ổn định  (24/10/2008)
Tàu hải quân Nam Phi SAS SPIOENKOP sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh  (24/10/2008)
Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội  (24/10/2008)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên