Các kỳ Hội nghị APEC
Xuất phát từ ý tưởng thành lập Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp bộ trưởng ở châu Á - Thái Bình Dương của Thủ tướng Ốt-xtrây-li-a, Bốp Hoắc-cơ (Bob Hawke) nhằm phối hợp hoạt động, đẩy mạnh phát triển kinh tế ở khu vực, hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, tháng 11-1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của các nền kinh tế là Mỹ, Nhật Bản, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, đã nhóm họp tại Can-bơ-rơ (Ốt-xtrây-li-a), quyết định chính thức thành lập APEC với 12 thành viên sáng lập nêu trên.
Trải qua 15 lần Hội nghị đến nay Diễn đàn “Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương” (APEC) đã có 21 thành viên, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên thế giới, đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới. Tạp chí Cộng sản Điện tử xin điểm lại một số thông tin chủ yếu của 15 kỳ hội nghị APEC đã diễn ra kể từ khi thành lập đến nay.
1. Tháng 11-1993, Hội nghị APEC lần thứ nhất được tổ chức tại đảo Blếch, Xi-át-tơn (Mỹ) đề ra viễn cảnh "Tinh thần cộng đồng khu vực châu Á - Thái Bình Dương" thông qua hợp tác và quyết định đặt trụ sở của APEC tại Xin-ga-po. Hội nghị kết nạp thêm Mê-xi-cô, Pa-pua Niu Ghi-nê, nâng số thành viên của APEC lên đến 17 thành viên.
2. Tháng 11-1994, tại Bô-gô (In-đô-nê-xi-a), Hội nghị APEC lần thứ 2 đề ra "Mục tiêu Bô-gô" với nội dung: Mở cửa, tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các nền kinh tế phát triển và vào năm 2020 đối với các nền kinh tế đang phát triển. APEC có 18 thành viên sau khi Chi-lê được kết nạp làm thành viên.
3. Tháng 11-1995, tại Ô-sa-ka (Nhật Bản), Hội nghị APEC lần thứ 3 thông qua Chương trình Hành động Ô-sa-ka (OAA) với ba nội dung chính: Tự do hóa thương mại và đầu tư, Thuận lợi hóa thương mại, Hợp tác kinh tế kỹ thuật để thực hiện các mục tiêu Bô-gô;thành lập Hội đồngTư vấn Kinh doanh APEC (ABAC), trong đó mỗi nền kinh tế thành viên đóng góp ba doanh nhân.
4. Tháng 11-1996, tại Ma-ni-la (Phi-líp-pin), Hội nghị APEC lần thứ 4 đã thông qua Kế hoạch Hành động Ma-ni-la (MAPA), đề ra các biện pháp tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư để thực hiện mục tiêu Bô-gô, các Kế hoạch Hành động tập thể (CAP) và kế hoạch Hành động quốc gia (IAP) gồm các biện pháp tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư sẽ được áp dụng đối với 15 lĩnh vực cụ thể.
5. Tháng 11-1997, tại Van-cô-vơ (Ca-na-đa), Hội nghị APEC lần thứ 5 xây dựng "Tầm nhìn thế kỷ XXI", thông qua Ðề xuất về việc tự do hóa sớm (EVSL) hơn 2 năm so với mục tiêu Bô-gô.
6. Tháng 11-1998, tại Kua-la Lăm-pơ (Ma-lay-xi-a), Hội nghị APEC lần thứ 6 nhất trí đưa 9 lĩnh vực đầu tiên trong EVSL vào WTO. Hội nghị kết nạp thêm ba thành viên mới là Pê-ru, Liên bang Nga và Việt Nam, đồng thời quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới trong mười năm.
7. Tháng 9-1999, tại Ốc-len (Niu Di-lân), Hội nghị APEC lần thứ 7 tán thành vòng đàm phán mới của WTO bắt đầu từ năm 2000 và kéo dài 3 năm, ủng hộ các thành viên APEC chưa phải là thành viên của WTO sớm gia nhập tổ chức này.
8. Tháng 11-2000, tại Ban-đa Sê-ri Bê-ga-wan (Brunei), Hội nghị APEC lần thứ 8 thông qua việc triển khai Kế hoạch Hành động quốc gia điện tử (e-IAP).
9. Tháng 10-2001, tại Thượng Hải (Trung Quốc), Hội nghị APEC lần thứ 9 thông qua Thỏa thuận Thượng Hải; chú trọng mở rộng tầm nhìn của APEC; làm rõ Lộ trình hướng tới Bogo; thông qua Chiến lược APEC điện tử (e-APEC), ra Tuyên bố đầu tiên về chống khủng bố.
10. Tháng 10-2002, tại Lốt Ca-bốt (Mê-xi-co), Hội nghị APEC lần thứ 10 thông qua Kế hoạch Hành động về thuận lợi hóa thương mại; Chính sách thương mại và kinh tế số; Các tiêu chuẩn về minh bạch hóa; ra Tuyên bố thứ hai về chống khủng bố, theo đó thông qua Sáng kiến về an ninh thương mại trong APEC (STAR).
11. Tháng 10-2003, tại Băng Cốc (Thái Lan), Hội nghị APEC lần thứ 11 nhất trí thúc đẩy Vòng đàm phán Đô-ha; thông qua Kế hoạch hành động về chống dịch bệnh SARS và Sáng kiến về an ninh y tế.
12. Tháng 11-2004, tại San-ti-a-gô (Chi-lê), Hội nghị APEC lần thứ 12 đưa ra tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ việc thúc đẩy Vòng đàm phán Doha, đặt thời hạn phải đạt được bước đột phá trong đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 6 (tháng 12-2005); nhất trí các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực (RTA/FTA) cần phù hợp các nguyên tắc của WTO; thông qua việc lập Nhóm đặc trách chống tham nhũng.
13. Tháng 11-2005, tại Bu-san (Hàn Quốc), Hội nghị APEC lần thứ 13 dưới chủ đề: "Hướng tới một cộng đồng: đối phó thách thức, tạo ra thay đổi" đã thông qua Lộ trình Bu-san, thực hiện mục tiêu Bô-gô.
14. Tháng 11-2006, Hội nghị APEC lần thứ 14, diễn ra tại Hà Nội (Việt Nam) với chủ đề "Hướng tới một cộng đồng năng động vì phát triển bền vững và thịnh vượng". Với cam kết vì mục tiêu ổn định, an ninh và thịnh vượng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC nhất trí sẽ phấn đấu thực hiện mục tiêu của APEC về thương mại và đầu tư tự do và mở; cam kết sẽ hết sức nỗ lực ngăn chặn mọi trở ngại đối với sự phát triển bền vững, xây dựng môi trường kinh doanh an toàn và thuận lợi, tăng cường an ninh con người; cam kết tiếp tục cùng hợp tác hướng tới một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương năng động và hài hòa thông qua việc xây dựng xã hội vững mạnh vì sự phổn vinh của các dân tộc.
15. Hội nghị APEC lần thứ 15 với chủ đề: “Củng cố cộng đồng của chúng ta, xây dựng một tương lai bền vững” đã diễn ra hai ngày mồng 8 và mồng 9-9-2007 tại Xít-ni (Ốt-xtrây-li-a). Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC 15 đã nhất trí thông qua Tuyên bố của Hội nghị cấp cao APEC 15, đề cập đến 5 vấn đề: Biến đổi khí hậu; An ninh lương thực và phát triển sạch; Tầm quan trọng hàng đầu của hệ thống thương mại đa biên, Hội nhập kinh tế khu vực; Tăng cường an ninh con người và củng cố APEC.
16. Hội nghị APEC lần thứ 16 đã được tổ chức tại Li-ma, Pê-ru từ ngày 22 đến ngày 23-11-2008. Với chủ đề “Một cam kết đối với sự phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Hội nghị cấp cao APEC năm 2008 tập trung vào 7 vấn đề quan trọng, gồm: Khủng hoảng tài chính toàn cầu; Đối phó với việc tăng giá lương thực và hàng hóa; Vòng đàm phán Đô-ha; Hội nhập kinh tế khu vực; Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp; Biến đổi khí hậu và an ninh con người.
Hoạt động trên nguyên tắc cùng có lợi, đồng thuận, tự nguyện và phù hợp với nguyên tắc của WTO/GATT, những năm qua, công dân của khu vực châu Á - Thái Bình Dương được hưởng từ các hành động tập thể và hành động riêng lẻ của các nền kinh tế thành viên APEC theo những cách khác nhau. Một số lợi ích trực tiếp như: tăng cơ hội việc làm, có nhiều chương trình đào tạo hơn, hệ thống an ninh xã hội vững chắc hơn, giảm đói nghèo. Việc cắt giảm hàng rào thương mại và tạo ra một khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh cao hơn cũng đã làm giảm chi phí hàng hóa và dịch vụ thiết yếu hàng ngày từ thực phẩm quần áo tới điện thoại di động.
Quan trọng hơn là tăng trưởng kinh tế đã dẫn tới sự tiến bộ của xã hội. Điều này được thể hiện qua chỉ số phát triển con người của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) ở các nền kinh tế đang phát triển, tăng gần 18%; tỷ lệ dân số đói nghèo trong khu vực Đông Á giảm gần một phần ba (khoảng 165 triệu người); tạo ra hơn 195 triệu việc làm mới trong các nền kinh tế thành viên trong đó có 174 triệu việc làm mới thuộc các nền kinh tế đang phát triển; các chỉ số về y tế, vệ sinh được cải thiện. Và hiện ngày càng có nhiều công dân trong khu vực APEC được hưởng giáo dục cấp tiểu học và trung học./.
Mỹ La-tinh tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?  (24/11/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự phiên họp kín thứ nhất Hội nghị cấp cao APEC 16  (24/11/2008)
Một số suy nghĩ về sỡ hữu đất đai và tôn giáo ở Việt Nam xưa và nay  (23/11/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự Hội nghị cấp cao APEC 16  (23/11/2008)
Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020  (23/11/2008)
Kỷ niệm 68 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 – 23-11-2008)  (23/11/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên