Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự Hội nghị cấp cao APEC 16
8 giờ sáng 21-11 (theo giờ địa phương), tức 19 giờ 30 phút tối 21-11 (theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết rời Thủ đô Ca-ra-cat, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vê-nê-du-ê-la, lên đường sang Pe-ru dự hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 16.
Lúc 23 giờ 30 phút đêm 21-11 (theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tới Thủ đô Li-ma của Peru. Đón Chủ tịch nước tại sân bay có đại diện Chính phủ Peru, Đại sứ Việt Nam tại Chi-lê kiêm nhiệm Pe-ru Nguyễn Văn Tích.
Sáng 22-11 (theo giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có cuộc hội kiến với Tổng thống chủ nhà A-lan Ga-xi-a Pe-ret và Thủ tướng Nhật Bản Ta-rô A-xô.
Trong cuộc hội kiến giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Ta-rô A-xô, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược. Thủ tướng Ta-rô A-xô cho rằng: Sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới Nhật Bản cuối năm ngoái, quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng vươn tới đối tác chiến lược. Năm nay kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, nhiều hoạt động giao lưu được tổ chức làm sâu sắc thêm quan hệ song phương. Vừa rồi hai bên đã nhất trí về cơ bản Hiệp định đối tác kinh tế và sẽ ký kết vào tháng 12 tới nhân Hội nghị cấp cao ASEAN tại Chiềng Mai, Thái Lan. Phía Nhật bản rất vui mừng vì Hiệp định này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cảm ơn Nhật Bản đã hỗ trợ ODA cho Việt Nam; đề nghị Thủ tướng Ta-rô A-xô cùng với chỉ đạo thực hiện cam kết của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam xây dựng 3 dự án hạ tầng quy mô lớn là Đường sắt Bắc - Nam, Đường bộ cao tốc Bắc - Nam và Khu công nghệ cao Hòa Lạc sử dụng vốn ODA của Nhật Bản, quan tâm thúc đẩy dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ tịch nước nhắc lại lời mời Nhà Vua và Hoàng hậu cùng Hoàng Thái tử Nhật Bản sang thăm Việt Nam.
Thủ tướng Ta-rô A-xô cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang tích cực chuẩn bị để Hoàng Thái tử có thể thực hiện chuyến thăm Việt Nam vào tháng 2 năm tới; cảm ơn Việt Nam ủng hộ Nhật Bản trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2009-2011.
Thủ tướng Ta-rô A-xô và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng trao đổi về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc thúc đẩy dự án Tiểu vùng sông Mê Kông.
Gặp Tổng thống Pe-ru A-lan Ga-xi-a Pe-ret, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đánh giá cao công tác tổ chức Hội nghị cấp cao và năm APEC 2008 của Peru. Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những sáng kiến của Peru nhằm thúc đẩy hợp tác trong APEC, nhất là về đối phó với giá lương thực tăng làm cho người nghèo khó khăn hơn. Đề cập quan hệ hai nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, hai nước cần tăng cường quan hệ kinh tế thương mại. Chủ tịch nước mong Tổng thống Peru chỉ đạo các Bộ, ngành tìm kiếm cơ hội hợp tác, nhất là khai thác dầu khí. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mời Tổng thống Peru sang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng thống A-lan Ga-xi-a Pe-ret khẳng định, Pe-ru quan tâm thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác với Việt Nam. Pe-ru luôn theo dõi bước tiến của Việt Nam và ngưỡng mộ trước những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới. Tổng thống A-lan Ga-xi-a Pe-ret cho biết sẽ thu xếp sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 3 năm tới và cùng đi sẽ có một đoàn doanh nghiệp hùng hậu. Hai nước có thể nâng kim ngạch thương mại lên 350 triệu USD/năm. Các sản phẩm điện tử, lương thực thực phẩm của Việt Nam chất lượng tốt, giá hợp lý, có thể chiếm lĩnh thị trường Pe-ru.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Pe-ru. Chủ tịch nước nhấn mạnh đây là thời điểm hết sức thuận lợi để doanh nghiệp hai nước mở rộng hợp tác với nhau. Lãnh đạo cấp cao cam kết ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi bảo hộ đầu tư, cũng như xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm khả năng kinh doanh./.
Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020  (23/11/2008)
Kỷ niệm 68 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 – 23-11-2008)  (23/11/2008)
Hải Phòng vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện phát triển bền vững  (22/11/2008)
Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động thu hồi đất nông nghiệp  (22/11/2008)
Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động thu hồi đất nông nghiệp  (22/11/2008)
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh tiếp Ðoàn đại biểu Ðảng Cộng sản Trung Quốc  (22/11/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên