Tăng cường năng lực cơ chế quốc gia của ASEAN vì sự tiến bộ của phụ nữ
Bà Huỳnh Thị Nhân - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các đại biểu
của khóa họp Ủy ban phụ nữ ASEAN (ACW) lần thứ 7 |
Với chủ đề “Tăng cường năng lực cơ chế quốc gia của ASEAN vì sự tiến bộ của phụ nữ”, các đại biểu đã thảo luận những vấn đề quan trọng của ACW cũng như đưa ra những sáng kiến hiệu quả cho những bước đi quyết định trên chặng đường hướng tới mục tiêu bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ. Khóa họp cũng sẽ thảo luận một số nội dung liên quan đến các quyết định khác của ASEAN như dự thảo kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN; thành lập Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ các quyền phụ nữ và trẻ em; sự hợp tác ASEAN+3...
Để khóa họp thành công với những sáng kiến, đề xuất hợp tác cùng có lợi với mỗi quốc gia vì sự phát triển hài hòa của cộng đồng ASEAN, các đại biểu đã nghiên cứu và xem xét một cách đầy đủ, thấu đáo tình hình thực tiễn xã hội cũng như những vấn đề nảy sinh trong cộng đồng ASEAN.
Với sứ mạng thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ trong các lĩnh vực xã hội - kinh tế - chính trị theo Tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ủy ban phụ nữ ASEAN cũng như các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra sự đồng thuận và cam kết ở cấp cao nhất về vấn đề bình đẳng giới, nâng cao quyền của phụ nữ cũng như lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như một bộ phận quan trọng trong chương trình nghị sự về phát triển của ASEAN. Đặc biệt, một số nước đã có sự chỉ đạo ở các cấp cao nhất nhằm bảo đảm cho các quan điểm về bình đẳng giới được đưa vào quá trình xây dựng và thực thi chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Nhờ vậy, sự nghiệp bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ cũng như tăng cường hợp tác khu vực ASEAN đã đạt được những kết quả khá tích cực.
Mặc dù vậy, bên cạnh những bước đi tích cực, các nước ASEAN vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong những hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Đó là định kiến giới vẫn còn tồn tại trong xã hội; khoảng cách giữa chính sách và quá trình thực thi chính sách là khá lớn; những tác động tiêu cực của sự phát triển nhanh chóng và toàn cầu hóa; vấn đề thiếu nhân lực tài chính để xây dựng và thực hiện chính sách phù hợp...
Do đó, để thực hiện thành công các mục tiêu đã đưa ra, các nước ASEAN cần tiếp túc phối hợp chặt chẽ nhằm gia tăng sức mạnh trong cuộc đấu tranh cho mục tiêu bình đẳng giới và vì một ASEAN ổn định, hòa bình và phát triển.
Cũng tại khóa họp này, Việt Nam đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch Ủy ban phụ nữ ASEAN./.
Quốc hội với việc thực hiện CEDAW  (22/10/2008)
Việt Nam đóng góp tích cực vào các hoạt động của Liên hợp quốc vì mục tiêu hòa bình và phát triển  (22/10/2008)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với đội ngũ nữ doanh nhân thời hội nhập  (22/10/2008)
Thông cáo số 4 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XII  (22/10/2008)
Sử dụng đất bền vững và hiệu quả  (22/10/2008)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay