Nước Mỹ với việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/đi-ô-xin tại Việt Nam
10:35, ngày 13-08-2013
TCCSĐT - 52 năm đã trôi qua, kể từ ngày đầu tiên Mỹ rải chất độc da cam/đi-ô-xin xuống Việt Nam (ngày 10-8-1961). Những hậu quả nặng nề của nó đến môi trường sinh thái, tới sức khỏe con người là rõ ràng. Là nước gây ra hậu quả đó, Chính phủ Mỹ nhìn nhận trách nhiệm của mình như thế nào và họ đã làm gì để hỗ trợ, bù đắp về vật chất và tinh thần cho các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam?
Những hậu quả nghiêm trọng
Trong vòng 10 năm (1961 - 1971), quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam, chứa 366kg đi-ô-xin xuống gần 26.000 thôn, bản ở miền Nam Việt Nam. Chất da cam có chứa đi-ô-xin, được coi là chất độc nhất mà con người biết được từ trước tới nay. Mục đích của hành động này là nhằm hủy diệt cây cối, dọn quang rừng cây để dễ bề giám sát, phát hiện vị trí đóng quân hoặc nơi ẩn nấp của quân đội Việt Nam; tiêu diệt cây trồng trong những vùng do ta nắm giữ; hủy diệt mùa màng nhằm cắt nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho lực lượng cách mạng, đồng thời cưỡng bức, dồn dân vào các trại tập trung hoặc những vùng do Mỹ - ngụy kiểm soát. Hành động của quân đội Mỹ kéo dài trong nhiều năm, trên một quy mô rộng lớn, chiếm khoảng 25% tổng diện tích miền Nam; đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với sức khỏe của con người.
Theo số liệu thống kê, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, trên 150 nghìn nạn nhân là trẻ em (cả thế hệ con và cháu). Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và con cháu của họ phải sống trong bệnh tật, đau đớn, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam.
Do những ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam/đi-ô-xin tới sức khỏe và môi trường nên việc giải quyết hậu quả của nó là một vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài và vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước, sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm và đông đảo bạn bè quốc tế.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm trợ giúp những nạn nhân của chất độc hóa học, song họ vẫn là nhóm xã hội có nhiều khó khăn trong cuộc sống. Câu hỏi được đặt ra là, nước Mỹ - đối tượng trực tiếp rải chất độc da cam/đi-ô-xin xuống Việt Nam có trách nhiệm như thế nào và họ đã làm gì để giải quyết hậu quả cho các nạn nhân Việt Nam?
Thời kỳ đầu “băng giá”
Trước những tội ác mà quân đội Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam, chúng ta đã nhiều lần đề nghị phía Mỹ và các công ty hóa chất Mỹ phải có trách nhiệm cùng chung tay giải quyết những hậu quả của chất độc da cam/đi-ô-xin. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1975 - 1995, khi Mỹ sử dụng chính sách cấm vận đối với Việt Nam, việc hợp tác giải quyết các vấn đề hậu quả chiến tranh ở Việt Nam trở nên “băng giá”. Chỉ đến khi hai nước bình thường hóa quan hệ, vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh nói chung mới được đề cập tới. Tuy nhiên, các chính quyền Mỹ luôn tìm mọi cách để chối bỏ trách nhiệm pháp lý của mình.
Thái độ này của Chính quyền Mỹ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế, trong đó có đông đảo nhân dân và những cựu chiến binh Mỹ - những người từng tham chiến ở Việt Nam và nhiều người trong số đó cũng bị nhiễm loại chất độc nguy hiểm này.
Đối với nhiều cựu chiến binh Mỹ, hậu quả đau lòng của việc quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam/đi-ô-xin tại Việt Nam khiến họ bị ám ảnh khôn nguôi. Hạ Nghị sĩ E-ni Fa-leo-ma-va-nê-ga (Eni Faleomavanega) - một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam trong những năm 1967 - 1968 là một ví dụ. Theo ông, cuộc chiến tranh Việt Nam là điều tồi tệ nhất mà ông từng chứng kiến, là một trang đau đớn trong lịch sử nước Mỹ.
Trước sự phản đối gay gắt từ phía dư luận quốc tế, đặc biệt là dư luận Mỹ; đồng thời, xuất phát từ những tính toán chiến lược của Mỹ, từ năm 2007 đến nay, phía Mỹ đã có những hành động tích cực bước đầu trong việc giải quyết hậu quả của chất độc da cam/đi-ô-xin tại Việt Nam.
Thỏa đáng và hòa bình
Năm 2007, Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/đi-ô-xin được thành lập. Đây là một nhóm gồm các thành viên là các công dân, những nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách của 2 nước Việt Nam và Mỹ. Nhiệm vụ của nhóm là kêu gọi và thúc đẩy sự quan tâm của công luận và chính phủ 2 nước tìm cách giải quyết hậu quả chất độc da cam/đi-ô-xin một cách thỏa đáng và hòa bình; cải thiện cuộc sống những người Việt Nam bị dị tật thông qua các phương pháp chẩn đoán, điều trị và hòa nhập xã hội; hợp tác với chính phủ 2 nước để khống chế và làm sạch đi-ô-xin ở 3 sân bay ưu tiên là điểm nóng về ô nhiễm đi-ô-xin: Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai) và Phù Cát (Bình Định); thành lập một phòng xét nghiệm đi-ô-xin hiện đại ở Việt Nam; thúc đẩy các chương trình đào tạo nhân lực về việc phục hồi và sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học.
Trên nguyên tắc nói đúng sự thật mà không tranh luận về lý lẽ, Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ đã tổ chức cho cả nhóm đi tham quan, tìm hiểu thực tế tại các “điểm nóng” đi-ô-xin ở sân bay Đà Nẵng, thăm các gia đình nạn nhân ở một số tỉnh phía Nam và phía Bắc, các điểm chăm sóc nạn nhân bị dị tật bẩm sinh. Qua các lần đi tìm hiểu thực tế, các thành viên phía Mỹ đã hiểu được một phần sự thật về những nỗi đau và mất mát do chất độc da cam/đi-ô-xin gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên trao đổi một cách thẳng thắn với nhau.
Trong những lần gặp nhau ở Mỹ, đoàn Việt Nam đã có dịp tiếp xúc với các nhà khoa học, các đại sứ, các chính khách, các doanh nhân, các tổ chức phi chính phủ, Hội Cựu chiến binh Mỹ, các tổ chức quốc tế… Một số thành viên của Nhóm Đối thoại đã được Quốc hội Mỹ mời đến để tường trình về chất độc da cam/đi-ô-xin ở Việt Nam. Thông qua các buổi tiếp xúc này, nhiều người Mỹ đã hiểu rõ hơn về tình hình, hậu quả nghiêm trọng của chất độc da cam/đi-ô-xin ở Việt Nam.
Từ năm 2007 đến năm 2010, Nhóm Đối thoại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, như được phía Mỹ hỗ trợ Phòng phân tích về đi-ô-xin trị giá 6,75 triệu USD; chương trình đào tạo nhân lực về phục hồi các vùng đất bị ảnh hưởng do chất độc hóa học đã được thực hiện ở Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có các tổ chức của Mỹ đã hỗ trợ cho các nạn nhân chất độc da cam.
Với sự tác động của Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ, Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản viện trợ 3 triệu USD/năm cho các năm tài chính 2007, 2008, 2009 và năm 2010 là 15 triệu USD cho việc khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.
Trong năm 2011, Chính phủ Mỹ tài trợ 34 triệu USD để tẩy độc sân bay Đà Nẵng - nơi được dùng làm trung tâm phân phối chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam. Năm 2012, Mỹ viện trợ cho Việt Nam 44 triệu USD để tiếp tục xử lý điểm nóng chất độc da cam/đi-ô-xin Đà Nẵng. Trong năm 2013, mặc dù kinh tế Mỹ gặp nhiền khó khăn nhưng phía Mỹ cam kết cố gắng bảo đảm ngân sách dành cho chương trình xử lý chất độc da cam ở Việt Nam không giảm so với năm 2012.
Các bước đi tích cực, nhưng chưa đủ…
Từ đầu năm 2013 đến nay, trên tinh thần nhân đạo, các cá nhân và tổ chức của 2 nước đã có những nỗ lực chung, trước hết là đánh giá và khắc phục các tác động vẫn đang tiếp diễn của đi-ô-xin đối với môi trường, đồng thời ngăn chặn các phơi nhiễm mới ở người. Một trong những hành động thiết thực chung tay giải quyết hậu quả chất độc da cam ở những “điểm nóng” của Việt Nam là Hội thảo “Xây dựng kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020” tổ chức vào đầu tháng 3-2013 tại Biên Hòa, Đồng Nai. Hội thảo nằm trong chương trình trợ giúp toàn diện và tích hợp cho người khuyết tật do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Chương trình này diễn ra từ tháng 10-2012 đến tháng 9-2015 bởi Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) thực hiện với các đối tác chính là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các tổ chức, hội người khuyết tật. Biên Hòa được “ưu tiên” hàng đầu bởi đây là một trong những điểm nóng về ô nhiễm đi-ô-xin, nhất là sân bay Biên Hòa và vùng phụ cận. Mục tiêu chính của chương trình gồm đào tạo công tác xã hội cho cán bộ quản lý và các cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho người khuyết tật, cải thiện chất lượng và sự tiếp cận của các dịch vụ chuyên biệt dành cho người khuyết tật, gồm phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu, ngôn ngữ, hoạt động trị liệu; cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế công cộng nhằm ngăn ngừa và hạn chế mức độ nghiêm trọng của khuyết tật, gồm giám sát dị tật bẩm sinh, sàng lọc sau sinh, phát hiện ung thư, các dịch vụ tư vấn phụ nữ trước lúc mang thai nhằm làm giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Một thành công của Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ là đã lập nên bản kế hoạch 10 năm (2010 - 2019) để tiếp tục góp phần giải quyết vấn đề hậu quả chất độc da cam/đi-ô-xin, với dự kiến kinh phí là 300 triệu USD (trung bình 1 năm là 30 triệu USD). Kế hoạch gồm 3 giai đoạn với 2 mục tiêu chính là làm sạch đất bị nhiễm đi-ô-xin, khắc phục hệ sinh thái đã bị tàn phá và mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật có liên quan đến chất độc da cam/đi-ô-xin, những người bị các khuyết tật và cho gia đình họ.
Những sự kiện này thể hiện động thái tích cực của phía Mỹ trong việc nhìn nhận, đánh giá và tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam. Nói về những nỗ lực từ phía Mỹ, ông Lê Kế Sơn, Chủ tịch Ủy ban cố vấn hỗn hợp Mỹ - Việt về chất độc da cam/đi-ô-xin, kiêm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: “thứ nhất là từ việc không hợp tác gì đến việc hợp tác khoa học, sau đó đi lấy mẫu đi-ô-xin xác định nồng độ ô nhiễm, xây dựng phương pháp xử lý và giúp đỡ nạn nhân, có thể nói đó là các bước đi tích cực trong quan hệ 2 nước và chúng ta cũng ghi nhận sự tích cực đó từ phía Mỹ”(1). Sự trợ giúp của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân từ phía Mỹ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, những khoản tài trợ trên còn quá nhỏ bé so với hậu quả hết sức to lớn mà quân đội Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam. Hơn nữa, những hỗ trợ trên mới chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề môi trường, còn việc đền bù, chăm sóc sức khỏe, cuộc sống cho nạn nhân da cam vẫn còn rất hạn chế.
Những nạn nhân, những gia đình bị nhiễm chất độc da cam còn chưa nhận được sự trợ giúp trực tiếp nào từ phía Mỹ. Hàng triệu người vẫn đang sống trong đau đớn về thể xác, trong những tổn thương to lớn về tinh thần. Họ bi quan về cuộc sống và tương lai của mình. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, các gia đình sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh do chất độc da cam, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Bản thân những đứa trẻ này không có điều kiện học tập và sinh hoạt như bao đứa trẻ bình thường khác. Chúng trở thành nỗi buồn phiền, đau khổ và gánh nặng cho các gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Hơn bao giờ hết, họ rất cần sự hỗ trợ, bù đắp từ chính những người đã gây ra hậu quả đó.
Trong thời gian tới, các nạn nhân da cam Việt Nam mong muốn Chính phủ Mỹ sẽ có nhiều hoạt động tích cực hơn, như: trợ giúp về vật chất cho những nạn nhân, những gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống; xây dựng một bệnh viện để khám và điều trị cho các nạn nhân; xây dựng trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng cho các nạn nhân cô đơn, không nơi nương tựa… Đây không phải là những đòi hỏi quá sức mà chỉ là những mong mỏi thiết thực và chính đáng của các nạn nhân da cam Việt Nam.
Chiến tranh đã đi xa, nhưng hậu quả mà nó để lại còn hết sức nặng nề, đặc biệt là với những nạn nhân, những gia đình có người nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin. Cuộc đấu tranh đòi công lý, đòi bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân này vẫn đang diễn ra với sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận quốc tế.
-----------------
(1) Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19-01- 2010
Trong vòng 10 năm (1961 - 1971), quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam, chứa 366kg đi-ô-xin xuống gần 26.000 thôn, bản ở miền Nam Việt Nam. Chất da cam có chứa đi-ô-xin, được coi là chất độc nhất mà con người biết được từ trước tới nay. Mục đích của hành động này là nhằm hủy diệt cây cối, dọn quang rừng cây để dễ bề giám sát, phát hiện vị trí đóng quân hoặc nơi ẩn nấp của quân đội Việt Nam; tiêu diệt cây trồng trong những vùng do ta nắm giữ; hủy diệt mùa màng nhằm cắt nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm cho lực lượng cách mạng, đồng thời cưỡng bức, dồn dân vào các trại tập trung hoặc những vùng do Mỹ - ngụy kiểm soát. Hành động của quân đội Mỹ kéo dài trong nhiều năm, trên một quy mô rộng lớn, chiếm khoảng 25% tổng diện tích miền Nam; đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái, đặc biệt là đối với sức khỏe của con người.
Theo số liệu thống kê, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân, trên 150 nghìn nạn nhân là trẻ em (cả thế hệ con và cháu). Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và con cháu của họ phải sống trong bệnh tật, đau đớn, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam.
Do những ảnh hưởng nặng nề của chất độc da cam/đi-ô-xin tới sức khỏe và môi trường nên việc giải quyết hậu quả của nó là một vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài và vô cùng phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước, sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm và đông đảo bạn bè quốc tế.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm trợ giúp những nạn nhân của chất độc hóa học, song họ vẫn là nhóm xã hội có nhiều khó khăn trong cuộc sống. Câu hỏi được đặt ra là, nước Mỹ - đối tượng trực tiếp rải chất độc da cam/đi-ô-xin xuống Việt Nam có trách nhiệm như thế nào và họ đã làm gì để giải quyết hậu quả cho các nạn nhân Việt Nam?
Thời kỳ đầu “băng giá”
Trước những tội ác mà quân đội Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam, chúng ta đã nhiều lần đề nghị phía Mỹ và các công ty hóa chất Mỹ phải có trách nhiệm cùng chung tay giải quyết những hậu quả của chất độc da cam/đi-ô-xin. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1975 - 1995, khi Mỹ sử dụng chính sách cấm vận đối với Việt Nam, việc hợp tác giải quyết các vấn đề hậu quả chiến tranh ở Việt Nam trở nên “băng giá”. Chỉ đến khi hai nước bình thường hóa quan hệ, vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh nói chung mới được đề cập tới. Tuy nhiên, các chính quyền Mỹ luôn tìm mọi cách để chối bỏ trách nhiệm pháp lý của mình.
Thái độ này của Chính quyền Mỹ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế, trong đó có đông đảo nhân dân và những cựu chiến binh Mỹ - những người từng tham chiến ở Việt Nam và nhiều người trong số đó cũng bị nhiễm loại chất độc nguy hiểm này.
Đối với nhiều cựu chiến binh Mỹ, hậu quả đau lòng của việc quân đội Mỹ sử dụng chất độc da cam/đi-ô-xin tại Việt Nam khiến họ bị ám ảnh khôn nguôi. Hạ Nghị sĩ E-ni Fa-leo-ma-va-nê-ga (Eni Faleomavanega) - một cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam trong những năm 1967 - 1968 là một ví dụ. Theo ông, cuộc chiến tranh Việt Nam là điều tồi tệ nhất mà ông từng chứng kiến, là một trang đau đớn trong lịch sử nước Mỹ.
Trước sự phản đối gay gắt từ phía dư luận quốc tế, đặc biệt là dư luận Mỹ; đồng thời, xuất phát từ những tính toán chiến lược của Mỹ, từ năm 2007 đến nay, phía Mỹ đã có những hành động tích cực bước đầu trong việc giải quyết hậu quả của chất độc da cam/đi-ô-xin tại Việt Nam.
Thỏa đáng và hòa bình
Năm 2007, Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/đi-ô-xin được thành lập. Đây là một nhóm gồm các thành viên là các công dân, những nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách của 2 nước Việt Nam và Mỹ. Nhiệm vụ của nhóm là kêu gọi và thúc đẩy sự quan tâm của công luận và chính phủ 2 nước tìm cách giải quyết hậu quả chất độc da cam/đi-ô-xin một cách thỏa đáng và hòa bình; cải thiện cuộc sống những người Việt Nam bị dị tật thông qua các phương pháp chẩn đoán, điều trị và hòa nhập xã hội; hợp tác với chính phủ 2 nước để khống chế và làm sạch đi-ô-xin ở 3 sân bay ưu tiên là điểm nóng về ô nhiễm đi-ô-xin: Đà Nẵng, Biên Hòa (Đồng Nai) và Phù Cát (Bình Định); thành lập một phòng xét nghiệm đi-ô-xin hiện đại ở Việt Nam; thúc đẩy các chương trình đào tạo nhân lực về việc phục hồi và sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học.
Trên nguyên tắc nói đúng sự thật mà không tranh luận về lý lẽ, Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ đã tổ chức cho cả nhóm đi tham quan, tìm hiểu thực tế tại các “điểm nóng” đi-ô-xin ở sân bay Đà Nẵng, thăm các gia đình nạn nhân ở một số tỉnh phía Nam và phía Bắc, các điểm chăm sóc nạn nhân bị dị tật bẩm sinh. Qua các lần đi tìm hiểu thực tế, các thành viên phía Mỹ đã hiểu được một phần sự thật về những nỗi đau và mất mát do chất độc da cam/đi-ô-xin gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên trao đổi một cách thẳng thắn với nhau.
Trong những lần gặp nhau ở Mỹ, đoàn Việt Nam đã có dịp tiếp xúc với các nhà khoa học, các đại sứ, các chính khách, các doanh nhân, các tổ chức phi chính phủ, Hội Cựu chiến binh Mỹ, các tổ chức quốc tế… Một số thành viên của Nhóm Đối thoại đã được Quốc hội Mỹ mời đến để tường trình về chất độc da cam/đi-ô-xin ở Việt Nam. Thông qua các buổi tiếp xúc này, nhiều người Mỹ đã hiểu rõ hơn về tình hình, hậu quả nghiêm trọng của chất độc da cam/đi-ô-xin ở Việt Nam.
Từ năm 2007 đến năm 2010, Nhóm Đối thoại đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, như được phía Mỹ hỗ trợ Phòng phân tích về đi-ô-xin trị giá 6,75 triệu USD; chương trình đào tạo nhân lực về phục hồi các vùng đất bị ảnh hưởng do chất độc hóa học đã được thực hiện ở Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có các tổ chức của Mỹ đã hỗ trợ cho các nạn nhân chất độc da cam.
Với sự tác động của Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ, Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản viện trợ 3 triệu USD/năm cho các năm tài chính 2007, 2008, 2009 và năm 2010 là 15 triệu USD cho việc khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam.
Trong năm 2011, Chính phủ Mỹ tài trợ 34 triệu USD để tẩy độc sân bay Đà Nẵng - nơi được dùng làm trung tâm phân phối chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam. Năm 2012, Mỹ viện trợ cho Việt Nam 44 triệu USD để tiếp tục xử lý điểm nóng chất độc da cam/đi-ô-xin Đà Nẵng. Trong năm 2013, mặc dù kinh tế Mỹ gặp nhiền khó khăn nhưng phía Mỹ cam kết cố gắng bảo đảm ngân sách dành cho chương trình xử lý chất độc da cam ở Việt Nam không giảm so với năm 2012.
Các bước đi tích cực, nhưng chưa đủ…
Từ đầu năm 2013 đến nay, trên tinh thần nhân đạo, các cá nhân và tổ chức của 2 nước đã có những nỗ lực chung, trước hết là đánh giá và khắc phục các tác động vẫn đang tiếp diễn của đi-ô-xin đối với môi trường, đồng thời ngăn chặn các phơi nhiễm mới ở người. Một trong những hành động thiết thực chung tay giải quyết hậu quả chất độc da cam ở những “điểm nóng” của Việt Nam là Hội thảo “Xây dựng kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2020” tổ chức vào đầu tháng 3-2013 tại Biên Hòa, Đồng Nai. Hội thảo nằm trong chương trình trợ giúp toàn diện và tích hợp cho người khuyết tật do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Chương trình này diễn ra từ tháng 10-2012 đến tháng 9-2015 bởi Hội Trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH) thực hiện với các đối tác chính là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các tổ chức, hội người khuyết tật. Biên Hòa được “ưu tiên” hàng đầu bởi đây là một trong những điểm nóng về ô nhiễm đi-ô-xin, nhất là sân bay Biên Hòa và vùng phụ cận. Mục tiêu chính của chương trình gồm đào tạo công tác xã hội cho cán bộ quản lý và các cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho người khuyết tật, cải thiện chất lượng và sự tiếp cận của các dịch vụ chuyên biệt dành cho người khuyết tật, gồm phẫu thuật chỉnh hình, vật lý trị liệu, ngôn ngữ, hoạt động trị liệu; cải thiện chất lượng các dịch vụ y tế công cộng nhằm ngăn ngừa và hạn chế mức độ nghiêm trọng của khuyết tật, gồm giám sát dị tật bẩm sinh, sàng lọc sau sinh, phát hiện ung thư, các dịch vụ tư vấn phụ nữ trước lúc mang thai nhằm làm giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Một thành công của Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ là đã lập nên bản kế hoạch 10 năm (2010 - 2019) để tiếp tục góp phần giải quyết vấn đề hậu quả chất độc da cam/đi-ô-xin, với dự kiến kinh phí là 300 triệu USD (trung bình 1 năm là 30 triệu USD). Kế hoạch gồm 3 giai đoạn với 2 mục tiêu chính là làm sạch đất bị nhiễm đi-ô-xin, khắc phục hệ sinh thái đã bị tàn phá và mở rộng các dịch vụ cung cấp cho người khuyết tật có liên quan đến chất độc da cam/đi-ô-xin, những người bị các khuyết tật và cho gia đình họ.
Những sự kiện này thể hiện động thái tích cực của phía Mỹ trong việc nhìn nhận, đánh giá và tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam. Nói về những nỗ lực từ phía Mỹ, ông Lê Kế Sơn, Chủ tịch Ủy ban cố vấn hỗn hợp Mỹ - Việt về chất độc da cam/đi-ô-xin, kiêm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: “thứ nhất là từ việc không hợp tác gì đến việc hợp tác khoa học, sau đó đi lấy mẫu đi-ô-xin xác định nồng độ ô nhiễm, xây dựng phương pháp xử lý và giúp đỡ nạn nhân, có thể nói đó là các bước đi tích cực trong quan hệ 2 nước và chúng ta cũng ghi nhận sự tích cực đó từ phía Mỹ”(1). Sự trợ giúp của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân từ phía Mỹ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, những khoản tài trợ trên còn quá nhỏ bé so với hậu quả hết sức to lớn mà quân đội Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam. Hơn nữa, những hỗ trợ trên mới chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề môi trường, còn việc đền bù, chăm sóc sức khỏe, cuộc sống cho nạn nhân da cam vẫn còn rất hạn chế.
Những nạn nhân, những gia đình bị nhiễm chất độc da cam còn chưa nhận được sự trợ giúp trực tiếp nào từ phía Mỹ. Hàng triệu người vẫn đang sống trong đau đớn về thể xác, trong những tổn thương to lớn về tinh thần. Họ bi quan về cuộc sống và tương lai của mình. Họ gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, các gia đình sinh ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh do chất độc da cam, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Bản thân những đứa trẻ này không có điều kiện học tập và sinh hoạt như bao đứa trẻ bình thường khác. Chúng trở thành nỗi buồn phiền, đau khổ và gánh nặng cho các gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Hơn bao giờ hết, họ rất cần sự hỗ trợ, bù đắp từ chính những người đã gây ra hậu quả đó.
Trong thời gian tới, các nạn nhân da cam Việt Nam mong muốn Chính phủ Mỹ sẽ có nhiều hoạt động tích cực hơn, như: trợ giúp về vật chất cho những nạn nhân, những gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống; xây dựng một bệnh viện để khám và điều trị cho các nạn nhân; xây dựng trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng cho các nạn nhân cô đơn, không nơi nương tựa… Đây không phải là những đòi hỏi quá sức mà chỉ là những mong mỏi thiết thực và chính đáng của các nạn nhân da cam Việt Nam.
Chiến tranh đã đi xa, nhưng hậu quả mà nó để lại còn hết sức nặng nề, đặc biệt là với những nạn nhân, những gia đình có người nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin. Cuộc đấu tranh đòi công lý, đòi bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân này vẫn đang diễn ra với sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận quốc tế.
-----------------
(1) Thông tấn xã Việt Nam: Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 19-01- 2010
Hà Nội nỗ lực xóa bệnh thành tích và gian lận thi cử  (12/08/2013)
Tăng hiệu quả hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Cuba  (12/08/2013)
Khai mạc Liên hoan nghệ thuật bốn nước ASEAN  (12/08/2013)
Lào và New Zealand thúc đẩy các hợp tác về kinh tế  (12/08/2013)
Sắc màu lễ hội văn hóa Đông Nam Á tại Australia  (12/08/2013)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên