Để trở thành bí thư chi bộ giỏi
Bí thư chi bộ giỏi phải là người có bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo tốt cũng như luôn được trau dồi những kỹ năng, nghiệp vụ về công tác đảng để từ đó nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ và từng đảng viên.
Cuộc Hội thảo “Bí thư chi bộ giỏi ngành Đường sắt” diễn ra đầu tháng 11 vừa qua đã quy tụ hơn 50 tham luận của các đồng chí bí thư chi bộ xuất sắc từ cơ sở đã cho thấy những yếu tố cần và đủ để trở thành người bí thư chi bộ giỏi.
Bí thư phải là trung tâm của sự đoàn kết
Đồng chí Nguyễn Thị Thúy Hợi, Bí thư Chi bộ Phòng Công nghệ thông tin, Công ty vận tải hành khách Sài Sòn cho rằng điều mà người bí thư chi bộ cần có đầu tiên đó là sự gương mẫu ở mọi lúc, mọi nơi, ở cơ quan cũng như ở khu dân cư mình cư trú. Bí thư chi bộ phải có tâm trong sáng và lòng nhiệt huyết làm công tác đảng, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được đào tạo, phát triển, xứng đáng kế tục sự nghiệp của cha anh mình. Bí thư chi bộ phải là trung tâm của sự đoàn kết, đó là sự đoàn kết giữa các đảng viên trong chi bộ và đoàn kết giữa cấp uỷ với ban lãnh đạo đơn vị. Nhưng để đoàn kết và nhất trí được thì phải giải quyết vấn đề lợi ích, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể hài hoà. Để đạt được mục tiêu ấy thì mọi vấn đề của chi bộ phải minh bạch, công khai, đàng hoàng, mọi người cùng được bày tỏ ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình, từ đó đồng chí bí thư có thể tổng hợp những ý kiến sáng tạo của từng người, từng đảng viên một, trên cơ sở đó chi bộ có thể hoạt động tốt hơn.
Cần được kiểm tra kiến thức và năng lực thông qua các hội thi
Theo đồng chí Hoàng Xuân Hữu, Bí thư Chi bộ Đội quản lý Đường sắt Quảng Bình, cần tổ chức Hội thi “Bí thư chi bộ giỏi” để kiểm tra kiến thức và kỹ năng thực tiễn của bí thư. Hội thi là dịp để cấp ủy viên các cấp nghiên cứu sâu và vận dụng vào thực tiễn công tác các chủ trương, đường lối của Đảng. Hội thi cũng là một hình thức bồi dưỡng, củng cố và nâng cao kiến thức công tác đảng, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của đội ngũ bí thư và các đồng chí làm công tác đảng, đồng thời góp phần củng cố lập trường tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp chi bộ. Mặt khác, Hội thi cũng là dịp để giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, bổ sung những cái còn thiếu, còn yếu ở mỗi người. Đây cũng là dịp để đánh giá một cách tổng thể về kiến thức, hiểu biết và kỹ năng công tác đảng của đội ngũ bí thư chi bộ trong toàn đảng bộ, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Cần chú trọng giáo dục tư tưởng
Theo đồng chí Bùi Quang Lượng, Bí thư Chi bộ khối cơ quan dân đảng, Đảng bộ cơ quan Công ty cổ phần Tổng Công ty công trình Đường sắt: Bí thư chi bộ phải nắm vững tư tưởng của cán bộ, đảng viên trong chi bộ. Mọi cán bộ đảng viên phải trực tiếp và thường xuyên làm công tác tư tưởng. Bí thư cấp ủy và người đứng đầu đơn vị phải gương mẫu đi đầu làm tốt công tác tư tưởng ở đơn vị mình. Công tác tư tưởng phải gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Không ngừng mở rộng dân chủ trong công tác tư tưởng, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và ngăn chặn các biểu hiện và hành vi sai trái, lệch lạc. Công tác tư tưởng phải bám sát tình hình thực tiễn để dự báo và định hướng tư tưởng kịp thời. Nắm bắt diễn biến tư tưởng, giải đáp thấu đáo tư tưởng, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng lao động nhằm thống nhất tư tưởng và hành động, phát huy nhân tố tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Cần phân công nhiệm vụ rõ ràng
Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Bí thư Chi bộ Ga Nam Định cho rằng, việc xác định rõ mối quan hệ giữa bí thư và người đứng đầu đơn vị không những phát huy được dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành mà còn tránh được tệ quan liêu, độc đoán, bao biện, làm thay, buông lỏng quản lý, vô tổ chức, vô kỷ luật, thoát ly sự lãnh đạo của đảng.
Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nhầm lẫn giữa vai trò nhiệm vụ của người bí thư với người đứng đầu đơn vị, theo đồng chí Cường, cần thực hiện tốt việc phân công trong cấp ủy, phân công nhiệm vụ đảng viên để bảo đảm sự thống nhất, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn phụ trách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác xây dựng Đảng. Bí thư chi bộ là người đứng đầu cấp ủy nhưng không phải là thủ trưởng nên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải triệt để thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Bí thư không làm thay công việc của người đứng đầu; không quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của người đứng đầu mà có trách nhiệm tạo điều kiện, tăng cường đôn đốc, kiểm tra giúp đỡ người đứng đầu triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Cần tăng cường kiểm tra, giám sát đảng viên
Theo đồng chí Trần Thanh Băng, Phó Bí thư Chi bộ Xí nghiệp đầu máy Sài Gòn: Người bí thư muốn nắm vững tư tưởng của cán bộ, đảng viên, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, trong đó giám sát là chủ yếu. Qua đó sẽ biết được đảng viên đã rèn luyện tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và chấp hành Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước như thế nào. Cần phân biệt rõ ràng giữa kiểm tra và giám sát. Giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm là chính. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra./.
Thế giới trước nguy cơ khủng hoảng lương thực mới  (12/11/2012)
Thủ tướng U-crai-na sẽ thăm chính thức Việt Nam  (12/11/2012)
Về lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc  (12/11/2012)
Khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã đến gần hơn với Đức và Pháp  (11/11/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc tại Nam Định  (11/11/2012)
Ngày 12-11-2012 các thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trước Quốc hội  (11/11/2012)
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên