Vĩnh Phúc: 5 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp thành lập mới lĩnh vực dịch vụ tăng cao
TCCS - Dù ngành công nghiệp của tỉnh chưa lấy lại đà tăng trưởng dương so với cùng kỳ nhưng với những tín hiệu tích cực từ việc cải thiện môi trường đầu tư, 5 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp thành lập mới ở Vĩnh Phúc tăng cả số dự án, số vốn đầu tư.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, 5 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 608 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 9.974 tỷ đồng, tăng 13,8% về số doanh nghiệp, tăng xấp xỉ 78% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái. Tính bình quân, vốn đầu tư của một doanh nghiệp thành lập mới đạt 16,4 tỷ đồng.
Số doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm tới 33,4%, với 203 doanh nghiệp, tăng 19,4%; lĩnh vực xây dựng 103 doanh nghiệp, tăng 11,96%; công nghiệp chế biến, chế tạo 102 doanh nghiệp, tăng 5,1%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 51 doanh nghiệp, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.
Môi trường đầu tư được cải thiện cũng giúp 173 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 5 tháng đầu năm lên 781 doanh nghiệp, tương đương mỗi tháng có 156 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể của tỉnh cũng khá cao, với 547 doanh nghiệp, tăng xấp xỉ 46% so với cùng kỳ; trong đó, có 502 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 45,09%; 45 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 50% so với cùng kỳ. Trung bình mỗi tháng có 109 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức các hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Đồng thời, yêu cầu các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn vay ưu đãi.
Thường xuyên công bố công khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất. Triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ngay từ khi thành lập, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tham gia vào các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu./.
Nguyễn Việt (tổng hợp)
Xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc  (22/05/2023)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay