Thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp cuối năm
TCCS - Trong dịp tết Dương lịch, tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, dự báo nhu cầu đi lại của người dân vẫn sẽ tăng cao dẫn đến quá tải về phương tiện tham gia giao thông và vận tải khách, tăng nguy cơ ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ thẩm quyền, trách nhiệm được giao, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
Trên lĩnh vực giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông tập trung lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT. Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, hành khách chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện trong hoạt động vận tải. Có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, kiên quyết không để hành khách về quê ăn Tết chậm do thiếu phương tiện; giảm thiểu tình trạng chậm, hủy chuyến; xử lý nghiêm tình trạng tăng giá vé trái quy định. Đồng thời, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về nồng độ cồn, ma túy và các hành vi vi phạm, như chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt, dừng, đỗ không đúng quy định; chở hàng quá tải, quá khổ, quá số người quy định; đón, trả khách không đúng nơi quy định; không nhường đường cho xe xin vượt; không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ; xe hết niên hạn sử dụng, quá niên hạn kiểm định; không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Xe ô tô chở khách, ô tô vận tải, container và xe mô tô là những đối tượng tập trung kiểm soát, xử lý. Đồng thời, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm của lực lượng thi hành công vụ trong tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm TTATGT.
Trên lĩnh vực giao thông đường sắt, Cảnh sát giao thông bố trí lực lượng phối hợp với chính quyền, công an các đơn vị, địa phương và ngành đường sắt tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về TTATGT đường sắt; kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT đường sắt tại các đường ngang phức tạp về an toàn giao thông, đường ngang không có cảnh giới, đường ngang mở trái phép, chú trọng phương tiện đường bộ đi qua đường sắt; việc chấp hành các quy định về phòng, chống cháy, nổ; việc chấp hành pháp luật về vận chuyển hành khách, hàng hóa. Qua thực tiện công tác có kiến nghị với các cơ quan chức năng các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt tại các đường ngang thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Địa bàn trọng tâm là tuyến đường sắt Thống Nhất và các ga trọng điểm, như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn và một số ga chính trên tuyến đường sắt Thống Nhất.
Trên lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy tập trung vào các đối tượng kinh doanh hàng hóa, các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, hoạt động vận tải hành khách ngang sông, theo tuyến cố định ở các tuyến vận tải trọng điểm những tuyến sông Hồng, sông Đuống, sông Lam, sông Sài Gòn, sông Tiền, sông Hậu... Cảnh sát đường thủy tập trung vào các đối tượng và địa bàn hoạt động có hoạt động ngang sông, dọc sông, theo tuyến cố định, các hoạt động du lịch, lễ hội, vui chơi, giải trí trên đường thủy nội địa.
Đồng thời lực lượng cảnh sát giao thông trên các lĩnh vực đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa chủ động nắm tính hình đấu tranh, phòng ngừa hiệu quả các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông. Chủ động nắm tình hình, có phương án phòng ngừa, phân luồng, điều tiết giao thông, không để ùn tắc giao thông kéo dài đặc biệt là các thành phố lớn.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông, nhất là quy định nghiêm cấm người điểu khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, phổ biến kỹ năng tham gia giao thông an toàn để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông: Đã uống rượu, bia không lái xe; không phóng nhanh, vượt ẩu; không sử dụng chất ma túy, không chở quá số người quy định; không sử dụng điện thoại khi lái xe; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; thắt dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô; dừng xe quan sát an toàn khi qua đường ngang đường sắt; mặc áo phao đúng quy định khi đi đò; vận động người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Cập nhật kịp thời tình hình tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông các ngày Tết trong các bản tin thời sự; tuyên truyền, phát các thông điệp an toàn giao thông Tết.
Các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên; chủ động phối hợp với các doanh nghiệp vận tải tổ chức bán vé tàu, xe tại trường cho sinh viên; bố trí thời gian cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng nghỉ Tết và trở lại./.
Bảo đảm an toàn giao thông mùa mưa lũ trên địa bàn tỉnh Sơn La  (25/11/2020)
Tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quý 4 năm 2020  (25/11/2020)
Tỉnh Đồng Nai duy trì kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn  (25/11/2020)
Sơ kết công tác bảo đảm an toàn giao thông 6 tháng năm 2020  (24/11/2020)
Tỉnh Đồng Nai quyết tâm giữ vững trật tự an toàn giao thông  (24/11/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm