Khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ thiên nhiên, môi trường Việt Nam hiện nay
21:17, ngày 30-01-2017
TCCSĐT - Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền vững, vì thế phải đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên với môi trường sống, đặc biệt tại các khu công nghiệp, đô thị, dân cư; phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị.
Hiện nay, ở nước ta, nhiều nguồn tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững; một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng; việc khắc phục hậu quả về môi trường do chiến tranh để lại còn chậm. Đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe và đời sống nhân dân. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tính tổng thể, liên ngành, liên vùng; chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Để thúc đẩy phát triển bền vững, Đại hội XII của Đảng (01-2016), đề ra phương hướng: Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững. Để triển khai phương hướng này, cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ phát triển bền vững
Trong quá trình sử dụng tài nguyên, không chỉ khai thác tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên hiện có, mà cần coi trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới; hạn chế tối đa, từng bước tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉ qua chế biến sơ, thúc đẩy chế biến sâu; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm mức phát thải khí nhà kính. Đối với loại khoáng sản chiến lược đặc thù như than, dầu khí,... cần có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản; ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra.
Phấn đấu đến năm 2020, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng chủ động, tích cực thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính hợp lý; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học; từng bước đạt tính hiệu quả và bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
Thứ hai, tăng cường quản lý tài nguyên
Tài nguyên là tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được đánh giá đầy đủ, hạch toán trong nền kinh tế, và được quản lý một cách hiệu quả, bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, theo hướng bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn.
Trước hết, tiếp tục nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia. Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai; thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; kết hợp bảo vệ diện tích, độ phì nhiêu của đất canh tác nông nghiệp. Quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông; chủ động hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ nguồn nước xuyên quốc gia. Kiểm soát các hoạt động khai thác; đấu tranh, ngăn chặn tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng gần bờ. Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống.
Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên quốc gia, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên biển. Thông qua đó, từng bước xác định, đánh giá các giá trị, thiết lập tài khoản, hạch toán trong nền kinh tế đối với các loại tài nguyên quốc gia.
Tiếp đó, xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng; xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ tại dãy Trường Sơn,… Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản lý kết hợp với bảo tồn môi trường, ví dụ Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn; bảo tồn một số loại chim, thú có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;....
Cùng với đó, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và triển khai kết quả nghiên cứu khoa học trong khu vực nhà nước và cả trong xã hội vào thực hiện công tác khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ môi truờng, nhất là về chính sách, pháp luật về môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam hằng năm; xây dựng các chỉ thị môi trường Việt Nam;.... Thúc đẩy công tác tư vấn và phản biện xã hội trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường, như về Luật Bảo vệ môi trường; sửa đổi Luật Đa dạng sinh học, Luật Thuế môi trường và nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án. Cuối cùng, một giải pháp có triển vọng là phát triển các dịch vụ liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm kết hợp việc quản lý với phát triển hay thực hiện quản lý thông qua bảo tồn và phát triển, nhất là kết hợp với dịch vụ du lịch, như hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng, Côn Đảo, Phú Quốc,....
Thứ ba, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
Ở đây, trọng tâm là tiến hành đầu tư thích đáng cho các công trình trọng điểm quốc gia, các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ động xây dựng, triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai cho từng giai đoạn; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Trên cơ sở đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, trước hết là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, với trọng tâm là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biển khác.
Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường
Trước tiên, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng, ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên. Hạn chế tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, các lưu vực sông, không để phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đẩy mạnh xã hội hóa cùng với việc bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm phục hồi môi trường dân sinh.
Tiếp đó, để đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, cần bố trí hợp lý nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm phục hồi môi trường dân sinh; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường; ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên; hạn chế tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, các lưu vực sông, không để phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Cuối cùng, cần phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Các giải pháp cụ thể gồm:
- Tăng cường phổ biến pháp luật và tuyên truyền trong xã hội về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Đào tạo, giáo dục, tập huấn cho cán bộ các cấp, cộng đồng và doanh nghiệp về môi trường và phát triển bền vững: ví dụ tập huấn môi trường cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập WTO; tổ chức và tham gia Ngày Môi trường thế giới và Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn hằng năm....
- Tổ chức các cuộc thi, triển lãm về môi trường: Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước cho lứa tuổi học sinh hàng năm; Triển lãm nhân Ngày Môi trường thế giới hàng năm....
- Sản xuất phim, tổ chức sáng tác tranh về môi trường: như “rác thải nỗi lo còn đó”, “cộng đồng chung sức bảo vệ môi trường”; tổ chức các đợt sánh tác tranh môi trường tại các vùng, miền của đất nước.
- Xét và trao giải thưởng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm cho các cá nhân và tập thể có thành tích suất xắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tích cực hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: với các đối tác Liên hợp quốc, các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
- Tiếp tục phát triển các tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trường khu vực, thế giới./.
Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm, hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ phát triển bền vững
Trong quá trình sử dụng tài nguyên, không chỉ khai thác tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên hiện có, mà cần coi trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vật liệu mới; hạn chế tối đa, từng bước tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉ qua chế biến sơ, thúc đẩy chế biến sâu; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm mức phát thải khí nhà kính. Đối với loại khoáng sản chiến lược đặc thù như than, dầu khí,... cần có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản; ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra.
Phấn đấu đến năm 2020, có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng chủ động, tích cực thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính hợp lý; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học; từng bước đạt tính hiệu quả và bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.
Thứ hai, tăng cường quản lý tài nguyên
Tài nguyên là tài sản quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được đánh giá đầy đủ, hạch toán trong nền kinh tế, và được quản lý một cách hiệu quả, bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, theo hướng bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn.
Trước hết, tiếp tục nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia. Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai; thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; kết hợp bảo vệ diện tích, độ phì nhiêu của đất canh tác nông nghiệp. Quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông; chủ động hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ nguồn nước xuyên quốc gia. Kiểm soát các hoạt động khai thác; đấu tranh, ngăn chặn tình trạng đánh bắt mang tính hủy diệt nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là vùng gần bờ. Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống.
Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên quốc gia, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên biển. Thông qua đó, từng bước xác định, đánh giá các giá trị, thiết lập tài khoản, hạch toán trong nền kinh tế đối với các loại tài nguyên quốc gia.
Tiếp đó, xây dựng và phổ cập các mô hình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; triển khai một số mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở các vùng; xây dựng và áp dụng thành công mô hình “Làng sinh thái” tại các vùng sinh thái kém bền vững; bảo tồn đa dạng sinh học, ví dụ tại dãy Trường Sơn,… Tổ chức triển khai thực hiện một số chương trình quản lý kết hợp với bảo tồn môi trường, ví dụ Chương trình bảo tồn vùng nước ngập mặn; bảo tồn một số loại chim, thú có nguy cơ tuyệt chủng; bảo tồn cây Di sản Việt Nam;....
Cùng với đó, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và triển khai kết quả nghiên cứu khoa học trong khu vực nhà nước và cả trong xã hội vào thực hiện công tác khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ môi truờng, nhất là về chính sách, pháp luật về môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam hằng năm; xây dựng các chỉ thị môi trường Việt Nam;.... Thúc đẩy công tác tư vấn và phản biện xã hội trong lĩnh vực bảo vệ thiên nhiên và môi trường, như về Luật Bảo vệ môi trường; sửa đổi Luật Đa dạng sinh học, Luật Thuế môi trường và nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án. Cuối cùng, một giải pháp có triển vọng là phát triển các dịch vụ liên quan đến bảo vệ môi trường nhằm kết hợp việc quản lý với phát triển hay thực hiện quản lý thông qua bảo tồn và phát triển, nhất là kết hợp với dịch vụ du lịch, như hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng, Côn Đảo, Phú Quốc,....
Thứ ba, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
Ở đây, trọng tâm là tiến hành đầu tư thích đáng cho các công trình trọng điểm quốc gia, các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu. Chủ động xây dựng, triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai cho từng giai đoạn; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu và tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ. Trên cơ sở đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, trước hết là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, với trọng tâm là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biển khác.
Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường
Trước tiên, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng, ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên. Hạn chế tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, các lưu vực sông, không để phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đẩy mạnh xã hội hóa cùng với việc bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm phục hồi môi trường dân sinh.
Tiếp đó, để đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, cần bố trí hợp lý nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình trọng điểm phục hồi môi trường dân sinh; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường; ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên; hạn chế tiến tới khắc phục căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, các lưu vực sông, không để phát sinh thêm những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Cuối cùng, cần phải đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Các giải pháp cụ thể gồm:
- Tăng cường phổ biến pháp luật và tuyên truyền trong xã hội về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.
- Đào tạo, giáo dục, tập huấn cho cán bộ các cấp, cộng đồng và doanh nghiệp về môi trường và phát triển bền vững: ví dụ tập huấn môi trường cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập WTO; tổ chức và tham gia Ngày Môi trường thế giới và Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn hằng năm....
- Tổ chức các cuộc thi, triển lãm về môi trường: Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước cho lứa tuổi học sinh hàng năm; Triển lãm nhân Ngày Môi trường thế giới hàng năm....
- Sản xuất phim, tổ chức sáng tác tranh về môi trường: như “rác thải nỗi lo còn đó”, “cộng đồng chung sức bảo vệ môi trường”; tổ chức các đợt sánh tác tranh môi trường tại các vùng, miền của đất nước.
- Xét và trao giải thưởng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm cho các cá nhân và tập thể có thành tích suất xắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tích cực hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: với các đối tác Liên hợp quốc, các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
- Tiếp tục phát triển các tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường phục vụ cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ môi trường khu vực, thế giới./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 23 đến ngày 29-01-2017)  (30/01/2017)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến ngày 29-01-2017)  (30/01/2017)
Người nước ngoài chia sẻ những cảm nhận về Tết Việt Nam  (29/01/2017)
Nhiều nước phản đối chính sách hạn chế nhập cảnh vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump  (29/01/2017)
Chuyên gia Nga: Năm mới Việt Nam sẽ là đầu tàu của Đông Nam Á  (29/01/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển