Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa ở thành phố Hưng Yên
TCCSĐT - Trong những năm qua, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên luôn chú trọng thực hiện tốt công tác bảo vệ và quản lý di tích, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.
Những con số ấn tượng
Hưng Yên là tỉnh có mật độ di tích vào loại bậc nhất ở đồng bằng châu thổ sông Hồng với 1.210 di tích văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng…, trong đó có 158 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp quốc gia (đứng thứ 3 cả nước về số lượng di tích được xếp hạng quốc gia), 176 di tích xếp hạng cấp tỉnh với 32.574 cổ vật trong các di tích. Hưng Yên còn là địa phương có nhiều lễ hội mang tính độc đáo và đặc sắc. Toàn tỉnh có 363 lễ hội các loại, trong đó có 326 lễ hội dân gian, 22 lễ hội tôn giáo, 13 lễ hội tín ngưỡng. Năm 2017, Hát trống quân Hưng Yên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 2 lễ hội được bảo tồn theo dự án văn hóa phi vật thể, đó là Lễ hội Đền Đậu An (thuộc xã An Viên, huyện Tiên Lữ) và Lễ hội rước nước tại Đền Đa Hòa (thuộc xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu)… Thông qua các lễ hội này đã khẳng định một cách sinh động về vùng đất, con người Hưng Yên trong quá khứ và hiện tại.
Đặc biệt, quần thể di tích Phố Hiến, minh chứng cho một thời kỳ thịnh vượng của Phố Hiến - Hưng Yên. Thành phố Hưng Yên ngày nay - Phố Hiến xưa từng là nơi buôn bán sầm uất “trên bến, dưới thuyền”, có bề dày lịch sử, được hình thành cùng với sự ra đời của hệ thống cảng sông lớn nhất của nước ta vào thế kỷ thứ XVI và phát triển cực thịnh ở thế kỷ thứ XVII dưới thời Lê - Trịnh qua thương cảng Vạn Lai (cảng này đến nay đã không còn). Cùng với khu cảng thị Hội An ở Đàng Trong, Phố Hiến đã trở thành khu thương cảng sầm uất, là cửa ngõ mậu dịch đối ngoại ở Đàng Ngoài. Từ một cảng - thị nội địa, dần dần Phố Hiến đã trở thành một cảng - thị quốc tế khá sầm uất với trên 20 phường, thị. Dấu vết vẫn còn ghi trong bia chùa Hiến dựng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (năm 1625) có ghi: “Hiến Nam danh thị tứ phương đô hội tiểu Tràng An dã” (Phố Hiến là tiểu Tràng An bốn phương tụ hội). Sự giao lưu buôn bán với nước ngoài đã tạo điều kiện cho Phố Hiến phát huy vai trò là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa - nơi hội tụ và giao thoa giữa nền văn hóa bản địa và nền văn hóa của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Trung Hoa. Tất cả đã làm nên một “Tiểu Tràng An” vang bóng một thời.
Trong những năm qua, thành phố Hưng Yên luôn chú trọng thực hiện tốt công tác bảo vệ và quản lý di tích, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Các di tích ở thành phố Hưng Yên đều gắn liền với lịch sử của thương cảng Phố Hiến một thời nhộn nhịp với câu ca: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
Hiện nay, quần thể di tích Phố Hiến (thành phố Hưng Yên), tỉnh Hưng Yên có 128 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, trong đó có 17 di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng quốc gia và 21 di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh cùng hàng nghìn cổ vật có giá trị. Đây là những tài sản quý báu, là cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc của người dân Hưng Yên. Nơi đây hiện diện của nhiều loại hình kiến trúc, nghệ thuật như: đình, đền, chùa, miếu… đã được xây dựng từ hàng trăm năm nay và phần lớn vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc văn hóa nghệ thuật cũng như nhiều hiện vật, di vật, những nét điêu khắc, chạm trổ tiêu biểu cho từng niên đại. Những di tích, danh thắng văn hóa ở thành phố Hưng Yên vẫn còn giữ được nhiều nét đặt trưng riêng biệt về diện tích, quy mô và vẻ đẹp độc đáo, đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, sử học tìm đến với thành phố Hưng Yên để nghiên cứu, tìm hiểu. Do đó, có thể nói, các di tích đền, chùa, các lễ hội văn hóa dân gian của Phố Hiến đã góp phần tạo nên sự phong phú, nét độc đáo cho hệ thống di tích của thành phố Hưng Yên.
Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy hệ thống các di tích văn hóa, lịch sử, khoa học tương đối dày đặc, thành phố Hưng Yên cần quan tâm chú trọng vào việc giữ gìn và tôn tạo thường xuyên nhằm góp phần vào công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần tạo đà cho du lịch của thành phố Hưng Yên phát triển cũng như phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của con người.
Thời gian tới để khai thác và phát huy một cách hợp lý và có hiệu quả, tỉnh Hưng Yên đã yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tỉnh, Phòng Văn hóa Thành phố có kế hoạch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của thành phố là cơ sở để đưa ngành du lịch của thành phố, của tỉnh Hưng Yên từng bước phát triển.
Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa
Để làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa ở thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, nhận thức đúng đắn về giá trị các di sản văn hóa ở thành phố Hưng Yên, phải tìm ra được thế mạnh trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa nơi đây góp phần vào sự phát triển bền vững của thành phố.
Hai là, có sự đầu tư thích đáng cho việc bảo tồn các di sản văn hóa, đặc biệt là đầu tư cho các hoạt động văn hóa diễn ra tại các di tích, danh thắng văn hóa của thành phố.
Ba là, phát triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa song phải đi liền với công tác bảo tồn các di tích lịch sử, di tích văn hóa.
Bốn là, thực hiện theo phương châm xã hội hóa “nhà nước và nhân dân cùng làm” trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của thành phố, huy động sự tham gia đóng góp của người dân vào các hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.
Năm là, xây dựng kế hoạch khoa học, chính xác trong công tác bảo tồn các di sản văn hóa của thành phố.
Sáu là, sưu tầm các tài liệu về thương cảng Phố Hiến xưa cũng như lịch sử hình thành và phát triển Phố Hiến.
Bảy là, để đáp ứng, phục vụ nhu cầu khai thác tiềm năng của di tích, công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị đích thực của di tích trong điều kiện xã hội hóa ngày một phát triển, cần người làm công tác quản lý, bảo vệ khai thác phải có chuyên môn nghiệp vụ.
Tám là, nâng cao trình độ dân trí và trình độ văn hóa cũng như nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.
Chín là, có hình thức thông tin quảng bá, giới thiệu rộng khắp tới đông đảo cán bộ nhân dân không chỉ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, các tỉnh lân cận mà còn vươn tới các miền, vùng khác trong và ngoài nước. Qua đó, giúp người dân hiểu sâu hơn, chi tiết hơn, đầy đủ hơn về di tích lịch sử và giá trị tiềm năng đích thực của hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên./.
7 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2017  (03/01/2018)
Năm 2018: Giảm 1,7% biên chế công chức; 2,5% biên chế sự nghiệp  (02/01/2018)
Xếp hạng 10 di tích quốc gia đặc biệt  (02/01/2018)
PMI của khu vực Eurozone đạt mức cao kỷ lục kể từ năm 1997  (02/01/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế  (02/01/2018)
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên